Mã Trường

Mã Trường

Học tập và NCKH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP, NCKH TRONG SINH VIÊN

Cập nhật 28/01/2010 - 05:33:19 PM (GMT+7)
Sinh viên Đại học Công Nghệ Sài Gòn nói riêng và sinh viên nói chung là lực lượng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Thành phố, đất nước, trong thời gian tới sẽ tăng nhanh về số lượng và chịu tác động lớn bởi quá trình đổi mới giáo dục&đào tạo. Sinh viên Đại học Công Nghệ Sài Gòn luôn năng động trong quá trình học tập, rèn luyện, giao lưu hội nhập, cũng như luôn phấn đấu để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần xâu dựng Thành phố phồn vinh, phát triển.

Chính vì vậy, nhu cầu thiết yếu cảu sinh viên trong sinh hoạt, học tập cần được quan tâm và đầu tư đúng hướng để tạo nên sự phát triển toàn diện và bền vững cho lực lượng này.

 

Từ những đặc điểm quan trọng đó, học tập - nghiên cứu khoa học luôn là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động của Hội sinh viên trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn. Việc đầu tư, đổi mới giải pháp trong triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, cũng như phát huy hiệu quả của những mô hình thành công cần được nghiêm túc nhìn nhận, xem xét và thực hiện thường xuyên.

 

            Trước yêu cầu đó, Hội sinh viên trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn đã tổ chức nhiều buổi toạ đàm nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả nhất với sự tham gia của những bạn sinh viên Khá, Giỏi các bạn là cán bộ Đoàn – Hội các lớp, khoa cùng sự tham gia của các Thầy (Cô), cán bộ giảng viên chi Đoàn Giáo viên. Sau các buổi trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đầy cởi mở đã giúp Hội sinh viên trường đúc kết thêm cho mình nhiều vấn đề cần lưu ý cũng như áp dụng ngay tại cơ sở.        

 

1.       Giải pháp theo chiều rộng: tác động đa đối tượng, đa nội dung

            Mục tiêu ban đầu đặt ra là hướng tới thu hút rộng rãi sự tham gia của nhiều bạn sinh viên. Do đó, các hoạt động cần có hình thức đơn giản, sinh động thú vị, dễ tiếp thu nhằm khuyến khích các bạn tham gia ngày một nhiều hơn.

 

            Giải pháp đầu tiên luôn là những hoạt động có tính quy mô tập trung rộng rãi sinh viên tham gia với những buổi giới thiệu các chương trình hỗ trợ sinh viên học tập tốt hơn hay thông tin về nghiên cứu khoa học theo nhiều hình thức phong phú.

 

Trong đó, phương thức được “ưa chuộng” là tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề khoa học, gắn với chuyên ngành với sự tham gia của các giảng viên có kinh nghiệm nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hướng dẫn cho các sinh viên nắm vững phương pháp học tập, nâng cao ý thức chủ động, tự giác, sáng tạo trong  học tập tích cực tham gia vào các diễn đàn, các buổi trao đổi gặp gỡ với các sinh viên khoá trên và giảng viên có kinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng thu thập thông tin, rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, ban tổ chức sinh hoạt tọa đàm, hội thảo nên là những sinh viên của lĩnh vực đó, để có thể hiểu rõ được mục đích của việc làm hội thảo, tọa đàm. Đồng thời cần khảo sát để biết được những gì sinh viên thật sự cần trong lĩnh vực học thuật của mình để nội dung của chương trình thật sự thu hút, hấp dẫn các bạn.

Phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH) là nội dung trọng tâm chính vì vậy cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhận thức được điều này Hội sinh viên trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn đã có bước chủ động tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp NCKH ngay từ năm I để sinh viên bắt đầu hình thành ý tưởng, từ đó khuyến khích sinh viên năm II, III đăng ký tham gia NCKH. Mặt khác cũng cần tạo cơ hội để sinh viên tham khảo các đề tài từ khoá trước, chọn theo lĩnh vực am hiểu đề nâng cao chất lượng thực tế của các đề tài đăng ký. Ngoài những mặt thực hiện tốt Hội Sinh viên Trường cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Vai trò của Hội sinh viên chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát nhu cầu và khuyến khích sinh viên tham gia NCKH chứ chưa phát huy tối đa việc liên kết cũng như định hướng toàn thể sinh viên trong trường tham gia”. Do đó, để giúp phong trào NCKH đạt hiệu quả cao hơn Hội Sinh viên Trường đề nghị Phòng Quản Lý Khoa Học cần thường xuyên tổ chức các buổi học phương pháp NCKH, lồng ghép giảng dạy các nội dung kỹ năng cần thiết như kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm hay tổ chức các trò chơi mô phỏng để thực hành cũng như có kiến nghị với nhà Trường cần coi, đầu tư “Phương pháp NCKH” như 1 môn học chính quy, có giáo án bài bản.

2.       Giải pháp theo chiều sâu: phân vùng đối tượng, đầu tư đổi mới cách thức để nâng cao hiệu quả.

 

Việc đưa ra các nội dung hoạt động có hiệu quả và thu hút đông sinh viên hay không còn phụ thuộc rất lớn vào công tác thăm dò, nắm bắt tình hình và nhu cầu của sinh viên. Điều dễ dàng nhận ra là mối quan tâm của sinh viên ngày một đa dạng, có xu hướng chuyển trọng tâm vào những nhu cầu phục vụ thiết thực cho mục tiêu của bản thân. Do đó, muốn nâng cao và đẩy mạnh hiệu quả của công tác, đặc biệt là hỗ trợ học tập cho sinh viên, cần có sự đầu tư sâu và triệt để trong việc xác định đặc thù đối tượng, xác định nhu cầu và mối quan tâm thiết thực của đối tượng đó.

Cụ thể là việc tập trung đẩy mạnh hoạt động của các CLB học thuật, đặc biệt theo hướng mở rộng và phát triển mạnh mẽ các CLB chuyên ngành của từng khoa nhằm tạo môi trường rèn luyện kiến thức chuyên môn cao cho sinh viên học tập tốt hơn. Mặt khác, các cuộc thi học thuật được chuẩn hóa theo quy trình nhằm mở rộng quy mô theo nhiều đối tượng, đồng thời hình thức thi được thay đổi, nội dung được cập nhật theo nhiều sự kiện liên quan nên chất lượng cũng như hiệu quả cũng tăng dẩn qua các năm.

Một thực tế cần được nhìn nhận là NCKH chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thầy cô nên tính chủ động của sinh viên chưa cao. Mặt khác, đề tài lúc đó cũng bị hạn chế trong việc ứng dụng ra ngoài thực tiễn do sinh viên chưa phải là người chủ thực sự của ý tưởng đó. Giải pháp lâu dài cho vấn đề này là cần đẩy mạnh phương pháp tư duy và sáng tạo của sinh viên để phát triển đề tài từ chính ý tưởng của các bạn sinh viên. Mặt khác, các đề tài NCKH có thể bắt nguồn từ đặt hàng của các đơn vị trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội gần gũi với sinh viên. Trong thời gian sắp tới, đề tài do chính sinh viên thực hiện này cần nhanh chóng được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động rèn luyện, học tập NCKH của sinh viên trường.

 

Từ việc triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ học tập - NCKH trong suốt thời gian qua, điểm nổi bật nhận thấy là sinh viên trường đã ngày một quan tâm hơn đối với phong trào và nâng cao ý thức trong việc đầu tư học tập cho bản thân. Để phong trào học tập NCKH ngày một hiệu quả hơn, đi vào chiều sâu hơn ngoài sự tích cực của sinh viên thì việc tham gia của đội ngũ giảng viên, giáo viên hướng dẫn là hết sức cần thiết.

PHẠM VĂN LINH

(Chủ tịch Hội Sinh viên Trường).


Tin Nổi Bật