Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Học - Thi -Tuyển sinh

Ôn thi Vật lý: Nhuần nhuyễn chuẩn hóa số liệu để giải quyết nhiều dạng bài tập.

Cập nhật 08/06/2021 - 08:45:15 AM (GMT+7)

GD&TĐ - Mỗi giáo viên ứng dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu vào giải các bài Vật lý khác nhau. Song với cô Thủy, những bài khó học sinh có thể dễ dàng tính toán nhờ chuẩn hóa chính xác. 

 

 

Cô Nguyễn Thị Thủy, GV Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Điện Biên) cho biết, có một số dấu hiệu để nhận biết dạng có thể sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu.

Đơn cử như: Bài toán có các đại lượng tỉ lệ cùng đơn vị; Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng đó với nhau; Trong công thức dùng để tính toán chỉ chứa các đại lượng cùng đơn vị; Khi lập tỉ lệ các biểu thức cho nhau thì đại lượng khác mất đi chỉ còn biểu thức của các đại lượng cùng đơn vị.

“Sau khi nhận biết được dạng đề cần làm, xác định được đại lượng chuẩn hóa thì học sinh bắt đầu tính toán. Việc xác định đại lượng chuẩn hóa thông thường sẽ là đại lượng nhỏ nhất và cho đại lượng ấy bằng 1. Các đại lượng khác sẽ từ đó biểu diễn theo đại lượng chuẩn hóa này”, cô Thủy nói.

 


Cô Thủy dẫn chứng.


Cô Thủy lấy ví dụ như yêu cầu bài toán đặt ra: Điện áp hiệu dụng giữa hai cực của một trạm phát điện cần tăng lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện 100 lần, với điều kiện công suất truyền tải tiêu thụ không đổi? Biết rằng khi chưa tăng điện áp độ giảm điện thế trên đường dây tải điện bằng 5% điện áp hiệu dụng giữa hai cực của trạm phát điện. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp đặt lên đường dây.

A. 8,515 lần               B. 9,01 lần                C. 10 lần               D. 9,505 lần

Với bài toán này, công suất tải tiêu thụ không đổi nên chuẩn hóa Pt = 1. Công suất hao phí giảm đi 100 lần thì:

 


Cô Thủy chia sẻ: Khi chưa tăng điện áp: độ giảm điện thế trên đường dây tải điện bằng 5% điện áp hiệu dụng giữa hai cực của trạm phát điện, ta có:

 


Cô Thủy cho biết, ở trường hợp dạng bài yêu cầu: Điện áp hiệu dụng gữa hai cực của một trạm phát điện cần tăng lên bao nhiêu lần để giảm công suất truyền tải đến tải tiêu thụ không đổi? Biết rằng khi chưa tăng điện áp thì độ giảm điện thế trên đường dây tải điện bằng xU (với U là điện áp hiệu dụng giữa hai cực của trạm phát điện). Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp đặt lên đường dây.

Ở dạng bài này, học sinh cần xác định công suất tải tiêu thụ không đổi nên sẽ chuẩn hóa Pt = 1. Công suất hao phí giảm đi 100 lần, vì vậy:

 


Khi chưa tăng điện áp: độ giảm điện thế trên đường dây tải điện bằng xU (U là điện áp hiệu dụng giữa hai cực của trạm phát điện), đặt U = U1 ta có:

 


Cô Thủy dẫn chứng thêm với dạng bài yêu cầu như: Trong quá trình truyền tải điện năng từ máy phát điện đến nơi tiêu thụ, công suất nơi tiêu thụ (tải) luôn được giữ không đổi. Khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tải là U thì độ giảm thế trên đường dây bằng 0,1U. Giả sử hệ số công suất nơi tiêu thụ bằng 1. Để hao phí truyền tải giảm đi 100 lần so với trường hợp đầu thì điện áp đưa lên đường dây là

20,01U B. 10,01U C. 9,1U D. 100U
Ở bài này, công suất tải tiêu thụ không đổi nên sẽ chuẩn hóa Pt = 1. Công suất hao phí giảm đi 100 lần thì:

 


Cũng theo cô Thủy, ở môn Vật lý, một bài toán sẽ có nhiều cách giải. Tuy nhiên, nếu học sinh đã chọn phương pháp chuẩn hóa số liệu thì quá trình tính toán sẽ trở nên đơn giản hơn, giảm thiểu tối đa ẩn số.

“Tôi hi vọng rằng phương pháp này sẽ là công cụ hữu ích để các em làm tốt nhiều kiểu bài hơn, chứ không cần mỗi dạng lại phải nhớ một công thức như hiện nay. Nói vậy bởi phương pháp này không chỉ dùng để giải các bài về truyền tải điện năng đi xa có công suất truyền tải không đổi”, cô Nguyễn Thị Thủy chia sẻ.

(Theo báo Giáo dục & Thời đại).