Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tôi không có điều kiện học tập khi còn trẻ, nhưng đã học tập trong xã hội, trong cuộc sống, và đã học để biết yêu nhân dân, yêu tổ quốc, yêu hòa bình".
Một số hình ảnh tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp giáo dục đang được trưng bày tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Ngôi nhà quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi Người đã sống và học tập những năm thời niên thiếu, được tiếp thu truyền thống hiếu học của quê hương.
Ngôi nhà của thầy Vương Thú Quý ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nơi Nguyễn Tất Thành theo học chữ Hán thời niên thiếu.
Trường kỹ thuật thực hành nơi Nguyễn Tất Thành đã đến học hỏi và tìm hiểu trong thời gian sống ở Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.
Trường Quốc học Huế, nơi Nguyễn Tất Thành đã học từ năm 1908-1909
Tàu Đô đốc La-tút-sơ Tê-rê-vin, nơi Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba làm phụ bếp, rời Sài Gòn ngày 5/6/1911 bắt đầu cuộc sống vừa lao động vừa tự học trên hành trình tìm đường cứu nước.
Thư của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống Pháp, đề đạt nguyện vọng được vào học Trường thuộc địa ở Pari, với mục đích mở mang kiến thức để sau này trở về cống hiến cho đất nước. Ngày 15/9/1911.
Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu tại ĐH thứ 16 của Đảng Xã hội Pháp họp tại TP Tua vào tháng 12/1920.
Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa ở Matxcơva, Liên Bang Nga, nơi Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Lin) đã học tập và tự học trong thời gian từ 1936-1938.
Trong lý lịch đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản năm 1935 ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc (bí danh Lin) khai biết 6 ngoại ngữ là Pháp, Anh, Trung, Italia, Đức và Nga.
Dù bận trăm công nghìn việc nhưng thường ngày ở chiến khu Việt Bắc, Người vẫn đọc sách để mở mang kiến thức. Ảnh chụp năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với hội nghị “Diên Hồng diệt dốt” của phụ lão huyện Thanh Trì, Hà Đông. Ngày 10/5/1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp vỡ lòng trường cấp 1 dân lập, phố Hàng Than. Hồ Nội 31/12/1958.
Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi toàn thể thầy giáo, học trò và cán bộ, thanh niên và nhi đồng. Người nêu rõ mục đích của nhà trường và trách nhiệm của mỗi cấp học. Ngày 31/10/1955. Bản đánh máy có bút tích sửa chữa của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu tham dự Hội nghị chuyên đề Sinh viên Quốc tế. Ngày 1/9/1961
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia ghi danh các tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hà Nội ngày 29/1/1960 và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia chùa côn Sơn ở tỉnh Hải Dương ngày 15/2/1965.
(Theo Dân trí) - CB. Khoa ĐĐT Sưu Tầm