Khi nhắc đến Quản trị Kinh doanh, có nhiều người nhận định rằng ngành học này không tập trung đào tạo chuyên môn sâu nên sau này ra trường khó tìm việc. Nếu ý kiến trên là đúng thì chắc chắn ngành học này sẽ sớm bị đào thải chứ không thể trở thành lựa chọn hàng đầu của bao thế hệ sinh viên. Cùng STU nhìn nhận ngành học Quản trị Kinh doanh một cách đúng đắn trong bài viết này các bạn nhé!
Quản trị Kinh doanh là gì?
Kinh doanh là hoạt động giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, ngành Quản trị Kinh doanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo nên các giá trị và trao đổi vì lợi ích của nhiều bên.
Hay nói cách khác, quản trị trong kinh doanh chính là quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.
Ngành Quản trị Kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
Không thể phủ nhận rằng ngành Quản trị Kinh doanh là một phạm trù rất rộng và có nhiều chuyên ngành phân nhánh tùy vào từng lĩnh vực và môi trường đào tạo. Tuy nhiên, về cơ bản, ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành phổ biến sau đây:
- Quản trị Kinh doanh tổng hợp: Bên cạnh những kiến thức nền về quản trị doanh nghiệp, quản trị học, chiến lược kinh doanh,… người tham gia chuyên ngành này sẽ được tiếp cận những kiến thực về quản trị như: quản trị sản xuất, quản trị dự án, quản trị bán hàng, quản lý tài chính…
- Quản trị Kinh doanh quốc tế: Người học chuyên ngành này sẽ có những kiến thức vững vàng về việc phân tích tác động của các yếu tố toàn cầu (chính trị, kinh tế, công nghệ, địa lý,..) đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tìm hiểu về phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới.
- Marketing: Chuyên ngành Marketing sẽ đào tạo và hệ thống hóa các kiến thức như nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
- Quản trị Kinh doanh thương mại: Đây là chuyên ngành mang đến lượng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong và ngoài nước. Đồng thời đào tạo các nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn để quản lý doanh nghiệp thương mại.
-
Quản trị Tài chính: Chuyên ngành này đào tạo ra nguồn nhân lực am hiểu về lĩnh vực Tài chính, giúp các doanh nghiệp quản lý và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ hợp lý, phục vụ cho việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu,.. thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với nhiệm vụ quản lý việc vận hành các nguồn tài chính, nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Tài chính còn có khả năng dự báo, giám sát, xử lý các tình huống phát sinh,... phục vụ cho mục tiêu tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp.
Giải mã những hiểu lầm về ngành Quản trị Kinh doanh
Hiểu lầm 1: Khó có cơ hội thăng tiến
Trong khối ngành kinh tế, Quản trị Kinh doanh là ngành có số lượng tuyển sinh đông nhất. Chỉ tính riêng tại trường Đại học Quốc tế - thuộc ĐHQG TP.HCM, ngành Quản trị Kinh doanh đã có hơn 4.000 sinh viên, là 70% trong tổng số sinh viên của trường. Vậy làm thế nào để bạn trở nên nổi bật và thăng tiến?
Đối với Quản trị Kinh doanh, tiêu chuẩn đánh giá để thăng tiến luôn dựa trên năng lực, kỹ năng, hiệu quả đầu ra công việc và tiềm năng phát triển trong tương lai. Chính vì thế, bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, xử lý tình huống,… Và trên hết, hãy xác định rõ mục tiêu và lộ trình sự nghiệp của mình để biết mình cần làm gì để dễ dàng thăng tiến.
Hiểu lầm 2: Công việc nhàm chán, không sáng tạo
Thoạt nghe qua thì ngành Quản trị Kinh doanh sẽ bao hàm những gói công việc lặp đi lặp lại đến nhàm chán và không có cơ hội để sáng tạo. Thế nhưng, sự thật không phải như thế. Vì có rất nhiều chuyên ngành nhỏ bên trong nên Quản trị Kinh doanh sẽ có rất nhiều cơ hội để bạn khám phá những gói công việc rất khác nhau.
Kinh doanh là một hoạt động luôn đổi mới qua từng ngày, đặc biệt trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa. Chính vì thế, một người theo ngành Quản trị Kinh doanh giỏi phải biết cách tự đổi mới và có những phương thức làm việc sáng tạo để vừa đảm bảo công việc hiệu quả, vừa có tính cải tiến.
Hiểu lầm 3: Vị trí việc làm không đa dạng
Cụm từ "Quản trị" khiến mọi người lầm tưởng về một vị trí cấp cao, nên họ cho rằng không có nhiều cơ hội làm việc, đặc biệt là cho sinh viên mới ra trường.
Con đường sự nghiệp cho những ai thuộc ngành Quản trị kinh doanh có rất nhiều lựa chọn. Các lĩnh vực mà bạn có thể quan tâm khi theo đuổi ngành này gồm có:
- Chuyên viên, quản lý kinh doanh;
- Chuyên viên, quản lý marketing;
- Business Development - Phát triển kinh doanh;
- Quản lý truyền thông - Quan hệ công chúng;
- Quản trị nhân sự;
- Phát triển văn hóa - nhân sự (Learning & Development);
- Phân tích, quản lý tài chính - kế toán;
- Chuyên gia pháp lý;
- Quản lý quan hệ đối tác;
- Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận.
Hiểu lầm 4: Ngành học dành cho con nhà giàu, ra trường làm sếp
Có lẽ đây chính là hiểu lầm phổ biến nhất, bởi cụm từ “Quản trị” khiến nhiều người lầm tưởng về những vị trí cấp cao. Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều rằng không hề có doanh nghiệp nào tuyển một sinh viên mới ra trường nào cho vị trí quản lý hay sếp cả.
Bạn cũng sẽ phải chập chững ở những bước đầu tiên vào nghề, sau đó trau dồi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để dần thăng tiến trong sự nghiệp. Vị trí cấp cao như sếp hay quản lý sẽ dành cho những người thật sự có tài và có sự cống hiến nhất định cho doanh nghiệp.
Hiểu lầm 5: Không biết thích ngành gì thì học Quản trị Kinh doanh
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi ngành Quản trị Kinh doanh chỉ phù hợp với những người có mục tiêu và đam mê rõ ràng với kinh doanh.
Nếu không biết chọn gì mà lại 'lao đầu' vào ngành này thì sẽ càng khiến bạn trở nên mông lung hơn. Bởi đây sẽ là ngành mà bạn được học kiến thức nền tảng của rất nhiều ngành khác nhau, song lại không đi sâu vào một chuyên ngành cụ thể nào. Bạn sẽ rất khó để biết mình muốn làm gì nếu ngay từ đầu không có định hướng rõ ràng.
Có thể nói, đây là ngành cực kỳ phù hợp với những người trẻ có 'máu kinh doanh' và đam mê khởi nghiệp. Đam mê có là tốt, nhưng bên cạnh đó cũng cần những kỹ năng thiết yếu để dễ dàng tiến xa trong công việc.
Dưới đây là một vài những tố chất nền tảng mà bạn có thể dựa vào để xác định liệu bạn có phù hợp với ngành này hay không:
- Sự hoạt bát, nhanh nhạy và linh hoạt;
- Chủ động hoàn thành mọi công việc được giao;
- Có tính kỷ luật tốt;
- Có thể làm việc dưới cường độ áp lực cao;
- Chăm chỉ, siêng năng, cần cù;
- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc;
- Tinh thần cầu thị, cầu tiến;
- Có bản lĩnh và tố chất lãnh đạo.
Bên cạnh những tố chất ấy, bạn cũng cần trau dồi các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để có thể phát triển sự nghiệp trong ngành tốt hơn như:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng; thuyết trình trước đám đông
- Khả năng quản lý cảm xúc
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng Marketing, bán hàng
- Tư duy phản biện
- Tư duy tổ chức và tư duy lãnh đạo
- Thấu hiểu con người, thấu hiểu nhu cầu
- Phân tích số liệu, thị trường
- Thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh
- Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp
Trong thời đại số hóa, ngành Kinh doanh ngày càng chuyển biến mạnh mẽ với các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến. Chính vì thế, việc quản lý để ổn định hóa và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nhiều hơn so với trước kia. Điều này giúp cơ hội nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực của lĩnh vực này ngày càng gia tăng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành học này có thể đảm nhiệm nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau như: Truyền thông, Kế toán, Luật thương mại, Khởi nghiệp, Quản lý sự kiện, Kinh doanh quốc tế, Tiếp thị hoặc Quan hệ công chúng.
STU đã tổng hợp mức lương chung đối với ngành Quản trị Kinh doanh như sau:
- Thực tập sinh: Từ 2 - 3 triệu VNĐ.
- Nhân viên kinh doanh: Đối với những người chưa có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm ban đầu từ 6 - 7 triệu VNĐ, có thể đến 8 - 16 triệu VNĐ đối với các vị trí Junior (yêu cầu 1-3 kinh nghiệm), chưa bao gồm tiền thưởng hoa hồng.
- Chuyên viên kinh doanh: 15 - 20 triệu VNĐ, chưa bao gồm tiền thưởng hoa hồng.
- Trưởng phòng kinh doanh: Từ 30 - 50 triệu VNĐ.
- Giám đốc kinh doanh: Lương phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, mức trung bình có thể lên tới 100 triệu VNĐ, hoặc cao hơn.
Những trường đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh tốt ở Việt Nam
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Quốc gia TP.HCM & Đại học Quốc gia HN
- Đại học Bách khoa TP.HCM
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU)
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng...
Vì sao STU nên là nơi 'nuôi dưỡng ước mơ' kinh doanh trong bạn?
- Khoa Quản trị Kinh doanh của STU đã có hơn 25 năm trong công tác đào tạo các cử nhân Quản trị Kinh doanh.
- Đội ngũ giảng viên: 2 Phó Giáo sư, 10 Tiến sĩ, 42 Thạc sĩ và 2 Cử nhân giỏi chuyên môn. Bên cạnh đó, Khoa cũng có sự cộng tác của nhiều giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường ĐH uy tín trong thành phố và các doanh nhân thành đạt.
- Các nhân viên, chuyên viên trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh đang làm ở các cơ quan, xí nghiệp, các công ty, doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn, xuất thân học tập không đâu khác chính là từ môi trường đào tạo của STU.
- Trường còn tổ chức nhiều cuộc thi để sinh viên được thể hiện khả năng của mình.
- Đặc biệt, trong những năm gần dây, nhu cầu về việc phân tích, đánh giá và nghiên cứu về việc đầu tư chứng khoán đang rất được xã hội quan tâm, Khoa đã linh động trong việc mời các giảng viên kinh nghiệm trong lĩnh vực này giảng dạy và tổ chức các lớp chuyên đề cho sinh viên của Khoa.
- Nhiều hoạt động ngoại khóa được Khoa tổ chức để các bạn sinh viên có thể vui chơi và trải nghiệm sau những giờ học tập căng thẳng.
Năm 2022, STU tiếp tục tuyển sinh ngành Quản trị Kinh doanh với 5 phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét điểm học bạ trung bình 03 học kỳ.
- Phương thức 2: Xét điểm học bạ trung bình 05 học kỳ.
- Phương thức 3: Xét điểm học bạ 03 môn năm lớp 12.
- Phương thức 4: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
- Phương thức 5: Xét điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM năm 2022.
Xem thông tin chi tiết về Tuyển sinh năm 2022 của STU tại đây
Đồng thời STU cũng dành 180 suất học bổng lên đến 18 tỷ đồng dành cho các Tân sinh viên STU năm 2022, thông tin chi tiết về Chính sách học bổng STU 2022 xem tại đây
Xem Hướng dẫn đăng ký xét tuyển đợt 1 tại đây
Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ với STU qua các kênh thông tin sau để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc:
VĂN PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Địa chỉ: 180 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (028) 505.520 - 115 ; 116 hoặc Hotline: 0902.992.306
Kênh tư vấn trực tuyến: http://stu.edu.vn/vi/269/cau-hoi-tu-van.html
Fanpage STU: https://www.facebook.com/DHCNSG
Cửa số chat trực tuyến - Subiz
Zalo: 085.756.3180