Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Học - Thi -Tuyển sinh

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy.

Cập nhật 11/06/2022 - 03:52:19 PM (GMT+7)

Thầy Phạm Lê Thanh, giáo viên Hóa học, trường THPT Nguyễn Hiền (TP. HCM) hướng dẫn lập sơ đồ tư duy, bảng phân tích, so sánh khi ôn tập thi tốt nghiệp.

Hóa học là môn thiên về hiểu bản chất lý thuyết. Muốn nắm chắc lý thuyết, học sinh cần hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, ôn luyện qua câu hỏi tổng hợp, đề thi thử, minh họa.

Số câu hỏi lý thuyết thường chiếm 60% đề thi tốt nghiệp THPT hoặc đề minh họa các năm gần đây. Do đó, khi ôn tập, học sinh cần bám sát đề thi minh họa năm 2022 để đưa ra phương pháp hiệu quả, trọng tâm. Những vấn đề cần lưu ý, gồm:

1. Các câu hỏi cơ bản có nội dung lý thuyết, tái hiện kiến thức lớp 11 và ứng dụng thực tế:

Các em cùng xem hai ví dụ sau:

 

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy

 

Để giải quyết các câu tổng hợp, các em nên hệ thống hóa từng chương dạng sơ đồ tư duy.

 

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy - 2

 

Nhìn vào sơ đồ tư duy, dễ dàng chọn đáp án D cho câu hỏi ở ví dụ 2. Điều này cũng tương tự ở ví dụ 3 sau đây:

 

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy - 4

 

2. Các câu hỏi nội dung kiến thức kim loại và đại cương kim loại chiếm đa số phần vô cơ

Nội dung kiến thức về kim loại nhôm (Al) và sắt (Fe), các em cần xem lại kỹ, lập bảng so sánh tính chất vật lý và tính chất hóa học, các phản ứng đặc trưng của hai nguyên tố này để hệ thống lý thuyết.

 

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy - 6

 

Bảng kiến thức trọng tâm liên quan đến Al, Fe và hợp chất của chúng, như sau:

 

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy - 8

 

Dùng bảng so sánh trên, chúng ta thử tiếp hai ví dụ sau:

 

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy - 10

 

3. Một số bài tập tính toán có thể giải quyết nhanh bằng công thức và định luật bảo toàn nguyên tố

 

Ôn thi Hóa học qua sơ đồ tư duy - 12

 

Các em nên tập dượt các dạng bài tập trên trong các đề thi thử để thao tác quen cách bấm máy tính, tư duy giải nhanh. Giải đề thi thử cũng là cách thức chuẩn xác thang đo mức độ điểm số mình đang tích lũy, từ đó rà soát kiến thức còn thiếu để có lộ trình ôn tập phù hợp.

 

Thầy Phạm Lê Thanh trong một tiết dạy hóa ngày 16/5. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thầy Phạm Lê Thanh trong một tiết dạy hóa.

(Theo VnExpress).