Mã Trường

Mã Trường

Hướng Nghiệp

Ngừng so sánh - Chọn ngành đúng đắn

Cập nhật 24/04/2023 - 05:14:03 PM (GMT+7)

Câu chuyện lựa chọn ngành học luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa biết cách để lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp. Một trong những sai lầm khi chọn ngành đó là SO SÁNH bản thân với người khác. Vậy làm sao để không mắc phải sai lầm này?

So sánh hay áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là cụm từ khá phổ biến hiện nay vì đâu đâu ta cũng dễ nhận thấy được điều này. So sánh với cái mác “con nhà người ta” dần trở thành 1 cái bóng vô hình đầy áp lực đè nặng lên đôi vai chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ. Các bạn học sinh từ rất sớm đã được bước vào cuộc đua này với những lớp học thêm, bổ túc,.. vì tâm lí của các bậc làm cha làm mẹ họ không muốn con mình thua từ vạch xuất phát. Ở lớp ta áp lực về điểm số vì môi trường giáo dục ở Việt Nam nặng thành tích, dễ hình thành tâm lí so sánh, học sinh học chạy đua nhau vì con điểm chứ chưa thật sự dành nhiều thời gian để khám phá chính bản thân mình (điểm mạnh, điểm yếu, thứ phù hợp với khả năng của mình,...).

“STOP PEER PRESSURE” : Học cách ngừng so sánh để chọn ngành đúng. Mỗi chúng ta đều là một cá thể duy nhất, không thể so sánh một cây hoa nở sắc với một con cá biết bơi được. So sánh để tạo nên sự cải tiến một cách tích cực thì nên so sánh chứ đừng so sánh để tự tạo áp lực cho chính mình, mất đi bản sắc riêng. “STOP PEER PRESSURE” để yêu chính mình hơn, từ đó hiểu bản thân và dễ dàng đưa ra lựa chọn đúng đắn trong việc chọn ngành. Để chọn được ngành học phù hợp, có các bước sau để bạn tham khảo:

1.    Khám phá tiềm năng của chính mình qua các câu hỏi và chọn nghề dựa vào những kĩ năng bạn có.

- Điểm mạnh của tôi là gì?
- Điểm yếu của tôi là gì? Tôi cần làm gì để khắc phục điểm yếu của mình. 
- Điều tôi thích là gì? Liệu tôi có giỏi trong lĩnh vực đó không?
- Liệu tôi có thể kiên trì với điều tôi đam mê trong công việc bao lâu?

2.    Nói chuyện với anh chị đi trước để nghe trải lòng về công việc của họ
Những người đi trước sẽ luôn có kinh nghiệm giúp bạn định hướng. Tuy nhiên, nhớ hãy chọn lọc và lắng nghe người có kiến thức và sẵn sàng chia sẻ cho bạn bằng sự tích cực. Tránh những người tiêu cực oán trách về công việc vì điều đó sẽ tạo cho bạn sự e dè, góc nhìn tiêu cực về ngành nghề đó. 

3.    Tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm
Bạn hãy tìm cơ hội trải nghiệm như đi làm thêm (part time), vị trí thực tập sinh ở tập đoàn,… Mỗi công việc sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm thực tế khác nhau, được cọ sát không chỉ giúp bạn trưởng thành hơn mà còn có góc nhìn sâu sắc hơn trong việc chọn ngành. Dám bước ra vùng an toàn của mình để thử sức, bạn sẽ tìm được thứ phù hợp với chính mình.

4.    Tham khảo các trắc nghiệm tính cách nghề nghiệp
Ngày nay có các công cụ để khám phá bản thân như trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm chọn nghề như trắc nghiệm MBTI, sinh trắc vân tay,…  Các trắc nghiệm đều dựa trên khoa học và đã được kiểm chứng nên bạn có thể yên tâm về độ uy tín của nó. Đây cũng là một cách phổ biến dành cho các bạn học sinh khi lựa chọn ngành học. 

Tóm lại, ngành nghề hiện nay vô cùng đa dạng nên việc lựa chọn ngành còn phù thuộc vào nhu cầu từng bạn. Học cách ngừng so sánh với người khác để “hiểu mình, biết mình, biết ta” thì “trăm trận, trăm thắng” trên con đường lựa chọn nghề nghiệp. Ngành các bạn học sẽ là skill quan trọng để bước vào đời nên hãy tự tin lựa chọn thứ mình muốn, đừng vì thấy người ta thành công mà học theo vì điều đó chưa chắc đã phù hợp với chính mình.

Tham khảo thêm các ngành nghề mà STU đang đào tạo:

1. Công nghệ thông tin 

2. Quản trị kinh doanh (chuyên ngành: Quản trị tổng hợp, Quản trị tài chính, Quản trị Marketing, Quản trị chuỗi cung ứng)

3. Thiết kế Công nghiệp (chuyên ngành: Thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, thiết kế sản phẩm)

4. Kỹ thuật Xây dựng (chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Quản lý xây dựng)

5. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử(chuyên ngành: CN Cơ điện tử, CN Rôbot và trí tuệ nhân tạo)

6. Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử (chuyên ngành: Điều khiển và tự động hóa, Điện công nghiệp và cung cấp điện)

7. Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông (chuyên ngành: Điện tử Viễn thông, Mạng máy tính)

8. Công nghệ Thực phẩm (chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm)

VĂN PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Địa chỉ: 180 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (028) 505.520 - 115 ; 116 hoặc Hotline: 0902.992.306
Kênh tư vấn trực tuyến: http://stu.edu.vn/vi/269/cau-hoi-tu-van.html
Fanpage STU: https://www.facebook.com/DHCNSG
Cửa số chat trực tuyến - Subiz
Zalo: 085.756.3180

 


Tin Nổi Bật