Mã Trường

Mã Trường

Người Thành Công

Đừng vì thành công đến muộn hơn so với người khác mà nghi ngờ khả năng của chính mình.

Cập nhật 06/09/2021 - 05:22:44 PM (GMT+7)

Nếu cảm thấy lo lắng và cần động lực, hãy trò chuyện với chính mình. Vì bên trong mỗi con người luôn tồn tại hai luồng ý kiến đối lập. Khi nói chuyện với bản thân, ta sẽ tự cho phép mình đưa ra những lời khuyên khách quan hơn và đây được xem là vũ khí của những người thành công muộn.
 

. - Ảnh 1.

Giải phóng sự ngờ vực bản thân bằng cốt lõi của niềm tin cá nhân.

 

Một bài viết của Rich Karlgaard.

Nghi ngờ bản thân không phải là một điều xa lạ trong giai đoạn trưởng thành của mỗi người. Nhưng đối với những ai thành công muộn, cảm giác này chính là một gánh nặng. Nghi ngờ bản thân xuất phát từ việc tự đánh giá thấp khả năng và đóng góp của chính mình. Lúc đầu, ta chỉ dễ hoảng sợ và xấu hổ. Nhưng về lâu về dài, sự mặc cảm, sự thiếu tự tin sẽ dần hình thành và che lấp nhận thức về tiềm năng.

Song, nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng nghi ngờ bản thân thực sự là một vũ khí bí mật của người thành công muộn. Khi được kiểm soát đúng cách, cảm giác này sẽ giúp ta khống chế sự tự mãn, nâng cao tinh thần chuẩn bị và hiệu suất công việc. 

Không những thế, nó còn thôi thúc ta không ngừng đặt câu hỏi và thử nghiệm, kích thích sự tò mò, cải thiện khả năng phục hồi và tạo ra môi trường thách thức nhằm phát triển điểm mạnh. 

Và đây chính là một trong những điều làm tố chất của một nhà lãnh đạo (giáo viên, cha mẹ, bạn bè...) khôn ngoan. Sự tự vấn giúp ta có cái nhìn sâu sắc và dễ thông cảm cho bản thân và người khác. Nhưng những điều trên chỉ xảy nếu ta không tự cướp đi cơ hội của chính mình.

Giải phóng ngờ vực bản thân bằng sự cốt lõi ở niềm tin cá nhân

Chúng ta thường nhận được lời khuyên sau (khi muốn thoát khỏi sự nghi ngờ bản thân): Hãy tự tin hơn, cẩn trọng hơn và chỉn chu hơn. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, làm thế nào để trở nên tự tin? Một số người sẽ xây dựng lòng tự tôn của mình bằng cách hạ bệ người khác, hoặc so sánh thành tích của mình với những người yếu kém nhất. Tuy nhiên, đó là một ý tưởng tồi và không bền vững. Vì theo thời gian ta sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, tự ái và thậm chí là trầm cảm khi đối diện với các vấn đề phức tạp và khó khăn.

Nghi ngờ bản thân là điều hết sức bình thường. Và bạn không hề đơn độc khi đối diện với nó. Để thành công, ta phải học cách không sợ hãi sự thiếu tự tin mà hãy đón nhận nó như một cơ hội tự nhiên để phát triển và cải thiện bản thân. Chìa khóa để khai thác những ngờ vực kia bắt đầu từ cốt lõi của niềm tin cá nhân. Và các nhà tâm lý học gọi nó là "hiệu quả bản thân". 

Chỉ khi ta thực sự tin vào bản thân, ta mới có động lực để bắt đầu và kiên trì đối mặt với thử thách

Albert Bandura là một trong bốn nhà tâm lý học danh giá nhất thế kỷ 20. Ông sinh năm 1925, tại một thị trấn nhỏ trên vùng đồng bằng lộng gió của Alberta (Canada). Bandura bắt đầu hành trình giáo dục tại một ngôi trường chỉ có hai giáo viên. Vì nguồn lực hạn chế nên ở đây, bọ trẻ phải tự lo liệu việc học của mình. 

Và điều đó đã giúp ông nhận ra tầm quan trọng của quyền tự quyết cá nhân. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ về tâm lý học tại Đại học Iowa, ông bắt đầu làm việc tại Đại học Stanford vào năm 1953. Bài báo phát hành năm 1977 của ông về "Hiệu quả bản thân: Hướng tới lý thuyết thống nhất về thay đổi hành vi" đã tạo tiếng vang trong ngành tâm lý học và biến hiệu quả bản thân trở thành một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực này.

Theo Bandura, hiệu quả bản thân là sự tự tin vào khả năng phát triển chiến lược để hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết nhằm hướng đến thành công trong nhiều nỗ lực khác nhau. Hiệu quả bản thân cao là tốt vì chỉ khi ta thực sự tin vào bản thân, ta mới có động lực để bắt đầu và kiên trì đối mặt với thử thách. Tuy nhiên, cảm giác thiếu tự tin vẫn sẽ xuất hiện khi ta có hiệu quả cao về bản thân. Song, điều đó vẫn sẽ không ảnh hưởng đến việc duy trì ý thức về quyền tự quyết.

Trong vài thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hiệu quả bản thân cao có ảnh hưởng tích cực đến mức lương, sự hài lòng trong công việc và thành công trong sự nghiệp. Tại sao nó quan trọng đến vậy? Tất cả mọi người đều có khả năng xác định mục tiêu sống. 

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta nhận ra rằng, việc hiện thực hoá kế hoạch lại không hề đơn giản. Theo Bandura và những nhà nghiên cứu, hiệu quả bản bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cách ta tiếp cận các mục tiêu và thách thức. Và điều này đặc biệt đúng đối với những người thành công muộn.

Sự ám ảnh của xã hội về việc thành công sớm 

Do sự ám ảnh của xã hội về việc thành công sớm, những người thành đạt muộn thường phải tự kiểm soát ý thức của mình. Do họ hiếm khi được trải qua cảm giác thống trị một lĩnh vực trong cuộc sống (công việc, học tập, chơi thể thao...) và không thể củng cố hiệu quả của bản thân bằng những lời tán thưởng từ những người xung quanh. Song, việc nhìn thấy sự thành công của các cá nhân giống mình chính là cách nâng cao lòng tin vào tiềm năng nội tại. 

Tuy nhiên những câu chuyện về người thành muộn thường ít được chú ý trong một thế giới đề cao quá mức tài năng trẻ quý giá và đầy tham vọng. Dù vậy, việc duy trì ý thức về quyền tự quyết cá nhân, niềm tin vẫn luôn là một hành động có ý nghĩa. Niềm tin này chính là nền tảng của quá trình chuyển đổi sự nghi ngờ thành động lực. 

Vì trong con người luôn tồn tại hai luồng ý kiến, hoặc là phê phán, hoặc là tán dương, cổ vũ. Khi nói chuyện với bản thân, ta tự cho phép mình đưa ra những lời khuyên khách quan hơn.

Các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu cho rằng, tính khách quan từ việc tự vấn sẽ giúp ta vượt qua những định kiến, đánh giá tiêu cực từ gia đình, bạn bè và xã hội. Nhà nghiên cứu Antonis Hatzigeorgiadis đã thực hiện một thử nghiệm về tự vấn trên những vận động viên bóng nước. 

Kết quả cho thấy, nó tác động tích cực đến khả năng ném bóng và độ chính xác của họ. Đồng thời, việc trò chuyện với chính mình cũng tạo ra động lực giúp tăng hiệu quả và hiệu suất. Ngoài thể thao, sức mạnh của tự vấn được thể hiện qua rất nhiều lĩnh bao gồm quản lý, tư vấn, tâm lý, giáo dục và truyền thông. 

Nếu cảm thấy lo lắng và cần động lực, hãy trò chuyện với chính mình 

Cách chúng ta nhìn nhận chính mình trong cuộc tự sự sẽ tạo ra sự khác biệt. Ethan Kross, giám đốc Phòng thí nghiệm Kiểm soát Bản thân và Cảm xúc tại Đại học Michigan đã phát hiện ra rằng, những người nói chuyện với bản thân ở ngôi thứ hai và ba (xem bản thân như một người bạn) sẽ có biểu hiện tốt hơn trong các tình huống căng thẳng so với những người trò chuyện với bản thân theo ngôi thứ nhất (tôi). 

Theo Kross, khi mọi người xem mình như một người khác "họ sẽ đưa ra những đánh giá rất khách quan và hữu ích". Vì lúc này, họ sẽ không bị cuốn vào những vấn đề vì xem mình là một người tư vấn. Bằng cách này, chúng ta sẽ đưa ra lời khuyên tốt hơn.

Lần tới khi bạn cảm thấy lo lắng và động lực, hãy cân nhắc trò chuyện với chính mình ở ngôi thứ hai hoặc thứ ba. Điều này có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ góc độ hợp lý, khách quan hơn thay vì cảm tính và thiên vị. 

Nhưng hãy lưu ý rằng, đừng biến cách động viên này thành sự lạc qua cổ xuý, vì nó cần được sử dụng phù hợp với từng tình huống. Những thất bại và sai lầm không thể nào bị xoá bỏ bằng một lời nói sáo rỗng với niềm tin và kỳ vọng phi thực tế. 

Thay vào đó, hãy biến chúng thành những khoảnh khắc để suy ngẫm và học hỏi. Đừng bao giờ ngừng đánh giá thực tế về bản thân, vì điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tự phát triển.

(Theo Vietnambiz.vn)


Tin Nổi Bật