GD&TĐ-Thầy Mai Xuân Viên-giáo viên dạy Hóa học trường THPT Nguyễn Trãi (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã có những chia sẻ những giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt kiến thức về môn Hóa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới.
Theo thầy Viên, như đề thi mọi năm và đề thi mẫu của Bộ GD&ĐT đã ban hành, phần thi môn Hóa là trắc nghiệm nên nội dung kiến thức sẽ được rải đều từ chương 1 tới chương 9 của Hóa học lớp 12. Chính vì vậy các em học sinh nên tập trung vào những kiến thức cần nhớ của từng chương.
Cụ thể, đối với chương 1 tìm hiểu cấu tạo, các khái niệm, tính chất hóa học của Este.
Thầy Viên cho biết, đối với chương 2 cacbohidrat, học sinh nên lập bảng so sánh về cấu tạo, tính chất của các chất. Đây là điểm quan trọng của bài thi, học sinh sẽ dễ kiếm điểm ở phần này.
Đối với chương 3 cấu tạo, tính chất hóa học của amin, amino axit, peptit protein.
“Về chương đại cương polymer học sinh cần chú ý một số điểm chính như: phân loại polyme, các phương pháp tổng hợp, điều chế polymer. Cũng trong chương này, sẽ có dạng bài tập xoay quanh về ý nghĩa của giải điện hóa”, thầy Viên thông tin.
Ở chương thứ 5, các học sinh nên chú ý về tính chất của kim loại, ý nghĩa giải điện hóa của kim loại, đây là những vấn đề chủ yếu của chương 5 mà học sinh cần nắm chắc. Riêng những câu về chất vô cơ, học sinh nắm chắc về tính chất hóa học, xét về loại hợp chất và tính oxy hóa khử.
“Đây là một trong những chương khó và các câu hỏi khó thường tập trung ở chương này. ”, thầy Viên chia sẻ.
Còn về chương 6,7,8 nên học kỹ về công thức, tên gọi, tính chất của các chất.
Chương 9 với Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Đây là chương cuối cùng trong chương trình Hóa học 12 sẽ cung cấp cho các em học sinh cái nhìn tổng quát về mối quan hệ mật thiết giữa Hóa học và các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường từ đó nâng cao ý thức trong việc gìn giữ môi trường cũng như sử dụng hóa chất một cách hợp lý, khoa học.
Nội dung chương này đem đến nhiều tư liệu về vai trò của Hóa học trong phát triển kinh tế qua tìm hiểu về Hóa học với năng lượng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng,... và nhiều liên hệ thực tế khác.
“Chính vì thế, các em học sinh nên đọc kỹ sách giáo khoa và liên hệ thực tế ở đời sống vì chương này dễ kiếm điểm”, thầy Viên nhắn nhủ.
(Theo báo Giáo dục & Thời đại).