Khoa Công nghệ Thực phẩm (CNTP) là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của trường đại học Công nghệ Sài Gòn vào năm 1997, là nơi đào tạo nhân lực kỹ thuật cao hàng đầu cả nước. Năm 2016 chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm hệ Đại học của Khoa đã được chính thức công nhận đạt chuẩn của Liên đoàn Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Thế giới (IUFoST).
Trong suốt hơn 20 năm qua, Khoa CNTP trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã từng bước trưởng thành. Hai mươi năm với nhiều trăn trở để xây dựng định hướng phát triển của Khoa, tạo nên sự khác biệt để Khoa CNTP có thể phát triển trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các trường cũng như đòi hỏi ngày càng cao của người học và thị trường lao động. Trong hai mươi năm qua, sự nỗ lực của từng thành viên cũng như cả tập thể khoa CNTP đã được ghi nhận bằng nhiều kết quả trong phát triển đội ngũ, công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
Khoa CNTP có Hệ thống phòng thí nghiệm (PTN) hiện đại phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên:
- PTN Khoa học Thực phẩm : Hoá học, Hoá sinh thực phẩm, Phân tích thực phẩm
- PTN Chất lượng Thực phẩm: Giảng dạy thực hành các môn Phân tích thực phẩm, Đánh giá cảm quan thực phẩm
- PTN Công nghệ sinh học Thực phẩm: Vi sinh thực phẩm, Công nghệ sinh học Thực phẩm
- PTN Chế biến Thực phẩm: Công nghệ Chế biến, Công nghệ Bao gói, Phát triển sản phẩm
- PTN Thực hành Kỹ thuật thực phẩm: Kỹ thuật thực phẩm, Công nghệ chế biến
- PTN Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Sơ đồ tổ chức khoa CNTP
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Khoa Công nghệ Thực phẩm hiện nay có tổng cộng 32 thành viên, trong đó có 27 giảng viên với 01 Giáo sư, 03 Phó giáo sư, 03 Tiến sĩ, 19 Thạc sĩ và 1 kỹ sư. Khoa đã xây dựng một mạng lưới liên hệ rộng rãi với các giảng viên thỉnh giảng trong nước và quốc tế đến từ các trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa TP. HCM, Đại học Quốc Tế - ĐH Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc gia Seoul v.v...
Chủ tịch HĐKH của Khoa: GS. TSKH. Lưu Duẩn là một trong những thành viên sáng lập trường đại học Công nghệ Sài Gòn, là người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Thế giới.
Tại Hội nghị Thực phẩm Toàn cầu lần thứ 19 của Liên đoàn Khoa học & Công nghệ Thực phẩm quốc tế (IUFoST) ở Mumbai, Ấn Độ, GS Lưu Duẩn, Viện sĩ Viện Hàn lâm KH&CN Thực phẩm thế giới, Ủy viên thường trực BCH Hội KH&CN Thực phẩm Việt Nam (VAFoST) đã được vinh danh với giải thưởng "Thành tựu trọn đời - Life Time Achievement Award" - ghi nhận những đóng góp của GS cho Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật Thực phẩm tại Việt Nam và trên thế giới.
GS.TSKH. Lưu Duẩn
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Đào tạo trình độ thạc sĩ, chương trình tiên tiến, thời gian 1,5 năm.
- Đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và liên thông từ cao đẳng lên đại học. Chương trình luôn cập nhật các xu hướng mới tỏng lĩnh vực CNTP
- Bồi dưỡng chuyên môn sau tốt nghiệp theo yêu cầu nhà tuyển dụng.
- Đào tạo chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm mới.
- Đào tạo chuyên đề, ngắn hạn, cấp chứng chỉ uy tín: Quản lý chất lượng thực phẩm, Phân tích và đánh giá thực phẩm, Marketing thực phẩm.
CÁC MÔN HỌC CHÍNH
- Các môn học về khoa học thực phẩm: Hoá học, Hoá sinh, Vi sinh vật, Vật lý thực phẩm, Dinh dưỡng, Vệ sinh an toàn, Đánh giá cảm quan và Phân tích thực phẩm.
- Các môn học về công nghệ kỹ thuật: Hoá lý, Kỹ thuật thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến, Công nghệ sinh học thực phẩm, Thiết kế công nghệ.
- Các môn học về phát triển và quản lý thực phẩm: Marketing thực phẩm, Phát triển sản phẩm, Luật thực phẩm, Văn hoá ẩm thực, Quản trị sản xuất, Quản lý chất lượng, Công tác kỹ sư.
Bên cạnh đó, khoa còn chú trọng sử dụng tiếng Anh và công nghệ thông tin trong đào tạo và nghiên cứu ứng dụng. Một số môn học trong chương trình đào tạo đang được chuyển sang giảng dạy bằng song ngữ Anh - Việt.
ĐỐI NGOẠI
Khoa Công nghệ có mối quan hệ lâu đời và bền vững với các trường đại học trong và ngoài nước. Từ năm 2010 đến nay, Khoa đã đón hơn 20 giáo sư hàng đầu thế giới đến giảng dạy cho sinh viên và bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên theo chương trình "Giáo sư tình nguyện", do GS. Lưu Duẩn khởi xướng.
Lễ ký kết chương trình "Giáo sư tình nguyện" giữa bà Judith Meech - Tổng thư ký IUFoST, GS.TSKH. Lưu Duẩn - Đại diện Chi hội VAFoST Sài Gòn và GS. Nik Ismail Nik Daud - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm ASEAN (FIFSTA) vào năm 2010
Khoa CNTP là một trong những thành viên hoạt động tích cực của Hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Việt Nam (VAFoST) và Quốc tế (FIFSTA, IUFoST). Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế này, khoa thường xuyên tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên hay hỗ trợ SV nhận học bổng đào tạo sau đại học tại các trường Đại học Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore...
Sinh viên trường Nanyang Polytechnic, Singapore trong chương trình trao đổi sinh viên tại STU
CƠ HỘI CHO SINH VIÊN
Trong suốt thời gian học tập tại STU, sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận và tham gia các hoạt động trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
- Các triển lãm và hội thảo khoa học quốc tế: Triển lãm quốc tế về Bao bì thực phẩm Propak, Triển lãm quốc tế về Phụ gia thực phẩm Fi (Food Ingredients), Hội nghị khoa học liên trường - International Conference on Sustainable Agriculture and Food (ICSAF), cuộc thi "Giải trưởng Thực phẩm an toàn cho tài năng trẻ - YASFA".
Triển lãm và Hội thảo quốc tế FI tổ chức tại SECC
- Các hoạt động chuyên môn của Khoa: các cuộc thi Nghiên cứu khoa học, thi Phát triển sản phẩm mới (SFDA).
Sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm đạt giải Eureka
- Các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp: Hội khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam (VAFoST), Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam, Hội Kỹ thuật Vệ sinh An toàn Thực phẩm...
- Nâng cao trình độ và khả năng hội nhập thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi giảng viên và sinh viên quốc tế.
GS. V.Prakash và GS. Jamuna Prakash giảng dạy về dinh dưỡng tại STU trong chương trình Giáo sư tình nguyện
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sinh viên có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực của ngành Công nghệ thực phẩm như:
- Sản xuất và chế biến thực phẩm
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm mới
- Quản trị chất lượng cấp cơ sở và nhà nước
- Quản trị sản xuất
- Marketing và dịch vụ thực phẩm
- Chủ doanh nghiệp