Mã Trường

Mã Trường
photo-218

Giáo sư tình nguyện

Chuyên gia cảm quan hàng đầu thế giới đến thăm khoa CNTP

Cập nhật 22/01/2013 - 03:27:21 PM (GMT+7)

GS.TS Herbert Stone, cựu chủ tịch Viện Kỹ Thuật Thực Phẩm Hoa Kỳ (IFT), một chuyên gia về Cảm quan thực phẩm hàng đầu trên thế giới, tác giả nhiều sách giáo khoa về Cảm Quan (Sensory) đã đến thăm khoa Công Nghệ Thực Phẩm của trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn vào ngày 19/01/2013 vừa qua.

GS Herbert Stone cho biết ông vui mừng được đến thăm khoa CNTP của STU trong lần đầu tiên ông đến Việt Nam và ông đánh giá cao những nỗ lực xây dựng và phát triển khoa trong lịch sử 15 năm thành lập trường. GS Stone rất ấn tượng khi được biết khoa là nơi đầu tiên ở Việt Nam đưa chương trình Khoa học & Công Nghệ Thực Phẩm của IUFoST (Liên đoàn KHCN Thực Phẩm quốc tế) vào giảng dạy, với việc bổ sung các môn học mang tính thực tế cao và đáp ứng nhu cầu thị trường như Phát triển sản phẩm mới, Văn hoá ẩm thực, Marketing thực phẩm và sắp tới là Quản trị thực phẩm và Dịch vụ thực phẩm.

 Trong chuyến tham quan, chuyên gia Cảm quan hàng đầu thế giới đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với một số sinh viên năm 3 và năm 4 của khoa. Các bạn sinh viên đã rất mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Anh với giáo sư và giới thiệu về các môn học, những trải nghiệm với giờ thực hành trong phòng thí nghiệm Cảm quan và đồ án Phát triển sản phẩm mà các bạn vừa thực hiện.

 

 

 

Nhân dịp này, chữ ký của GS.TS Herbert Stone cũng đã được thêm vào bản ghi nhớ của chương trình “Giáo sư tình nguyện quốc tế ngành Thực Phẩm”, ghi nhận cam kết của các giáo sư ký tên về việc tham gia giảng dạy tình nguyện cho sinh viên khoa CNTP trường STU với chi phí đi lại được tài trợ từ IUFoST hoặc các tổ chức khác trên thế giới.

 

 

 

Kết thúc chuyến tham quan, GS Herbert Stone cho biết ông sẽ hỗ trợ và giới thiệu các giáo trình Cảm quan chuẩn quốc tế được cập nhật mới nhất để môn học về Cảm quan của khoa CNTP luôn thiết thực và bổ ích nhất cho sinh viên. Với sự trợ giúp của GS Herbert Stone, môn Cảm quan sẽ là một trong những môn học then chốt được phát triển giáo trình song ngữ nhằm đưa vào giảng dạy từ năm 2015.