Mã Trường

Mã Trường
photo-236

Tin Tức Các Báo

Bộ GD-ĐT “đánh lừa” dư luận như thế nào?

Cập nhật 15/08/2014 - 09:23:01 AM (GMT+7)

Bằng một "thủ thuật" đơn giản, Bộ GD-ĐT định “đánh lừa” dư luận khi đưa ra công thức mới nhằm ẩn hệ số điểm ưu tiên của thí sinh. Tuy nhiên, sự “biến hóa” này mặc dù vượt được mặt quy chế tuyển sinh về cảm giác nhưng lại vi phạm công văn 2241 do chính Bộ ban hành!

Về việc Bộ GD-ĐT phá “luật chơi” công văn 2241 như thế nào đã được chúng tôi giải thích trong bài viết “Bộ GD-ĐT thay đổi cách tính điểm ưu tiên”. Ở đây tác giả sẽ phân tích màn “ảo thuật” của Bộ diễn ra như thế nào và công thức thay đổi của Bộ vi phạm tiếp quy định nào?

Chúng ta hãy cũng lấy một ví dụ mức điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh của ĐH Quảng Nam là 17,33 (thực chất là 13*4/3). Mức điểm chuẩn này dành cho thí sinh áp dụng công thức khi tính điểm ưu tiên nhân 4 chia 3. Để dễ hiểu, giả sử một thí sinh có tổng điểm vừa đủ điểm trúng tuyển thì công thức sẽ là: [điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3*2] + (điểm ưu tiên)* 4/3 = 13*4/3

Với phương trình cơ bản này, bạn đọc chỉ cần nhân 2 vế với 3/4 thì sẽ ra ngay phương trình [ điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3*2]*3/4 + điểm ưu tiên = 13.

Như vậy Bộ GD-ĐT đã dùng công thức toán học nhằm biến đổi phương trình thực tế thành một phương trình khác để tránh việc dư luận nhìn thấy điểm ưu tiên nhân hệ số. Tuy nhiên, một khi Bộ Tư pháp tuýt còi phương trình có nhân hệ số thì chẳng có lý gì để không tuýt còi cách tính mới. Nói cách khác, đây là sự "biến tướng" nhằm đánh lừa dư luận.

Mặt khác, Bộ GD-ĐT đã phạm một sai lầm cơ bản khi chuyển từ thang điểm 40 sang thang điểm 30 nhưng lại "quên" mất một điều: Khi ở thang 30 điểm để trúng tuyển thì điều kiện yêu cầu là tổng điểm 3 môn thi (không nhân hệ số) + điểm ưu tiên phải đạt từ mức sàn cơ bản trở lên.

Đây là quy định bắt buộc bởi tất cả các thí sinh ở thang điểm 30 đều phải chịu quy định này thì không có lý gì những thí sinh dự thi môn thi chính khi quy sang 30 lại “thoát nạn”

Như vậy, khi Bộ GD-ĐT quyết phá quy định của văn bản 2241 thì bắt buộc những thí sinh đã trúng tuyển khi tính theo có công thức [điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3*2] + (điểm ưu tiên)* 4/3 đó là tổng điểm 3 môn thi (không nhân hệ số) + điểm ưu tiên phải đạt từ mức sàn xét tuyển trở lên. Chúng tôi đã từng phân tích về những trường hợp dưới sàn những vẫn trúng tuyển ở các bài trước. Theo cách biến tướng của Bộ thì những thí sinh này phải thuộc diện trượt.

Với việc Bộ GD-ĐT cố chấp làm sai cách hiểu điểm ưu tiên, đối tượng mà Đảng và Nhà nước đưa ra, PV Dân trí sẽ làm việc với Bộ Tư pháp để tìm câu trả lời cho bài toán “biến tướng” này.

(Theo Dân Trí)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật