Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Biến nhựa phế thải thành xăng máy bay

Cập nhật 03/05/2012 - 03:28:26 PM (GMT+7)
Một ngày nào đó những túi nilon và sản phẩm phế thải bằng nhựa sẽ trở thành nguồn cung cấp xăng cho máy bay, nếu ý tưởng của một kỹ sư Anh trở thành hiện thực.

Andy Pag, một kỹ sư tại Anh, nảy ra ý tưởng chiết xuất nhiêu liệu dành cho máy bay từ những loại rác nhựa – thứ mà các nhà máy tái chế rác không thu gom nên thường bị vứt ra bãi rác. Sau đó ông sẽ bơm loại xăng được chiết xuất từ nhựa phế thải vào một máy bay mini để chu du khắp nước Anh.

“Nhựa và các loại nhiên liệu hydrocarbon đều có cấu trúc hóa học giống nhau. Chúng cùng được tạo nên bởi những chuỗi nguyên tử hydro và carbon, nhưng cách sắp xếp các nguyên tử của chúng khác nhau. Tôi sẽ đập tan chuỗi nguyên tử của nhựa rồi sắp xếp lại để tạo ra xăng dành cho động cơ máy bay”, MSNBC dẫn lời Pag.

“Đây là kỹ thuật mà người Đức áp dụng trong Thế chiến thứ hai để tạo ra nhiên liệu diesel từ than đá”, Pag cho biết.

Nếu con người tìm ra cách tận dụng nhựa phế thải, lượng carbon dioxide (CO2) trong không khí sẽ giảm, Pag giải thích. Nếu các túi nilon bị chôn dưới đất, chúng sẽ tạo ra khí metan (NH4) và CO2 trong quá trình phân hủy.

Khi nhựa bị biến thành nhiên liệu, nó vẫn thải ra khí CO2 trong bầu khí quyển. Nhưng bù lại con người sẽ không phải sử dụng một lượng xăng, dầu nhất định dưới lòng đất. Do lượng nhiên liệu đó không được sử dụng, nó sẽ giúp con người tiết kiệm được một khoản tiền, đồng thời giảm bớt lượng khí CO2 trong không khí.

Với một hành tinh chứa tới 7 tỷ người và hơn 1 tỷ phương tiện cơ giới như trái đất, giải pháp biến nhựa phế thải thành nhiên liệu của Pag không thể giảm sự phụ thuộc của loài người vào than đá, dầu mỏ.

“Chúng ta không thể tìm ra một giải pháp có thể thỏa mãn mọi yêu cầu. Nhưng nếu tìm ra một giải pháp hữu ích thì tôi sẽ khai thác nó một cách triệt để”, Pag khẳng định.

Pag không phải là loại người nghĩ ra ý tưởng rồi để nó trong tâm trí. Ông từng lái một xe tải chạy bằng chocolate qua sa mạc Sahara ở châu Phi và chu du khắp thế giới trên một xe buýt chạy bằng dầu thực vật đã qua sử dụng.

(Theo VnExpress)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật