Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Sinh viên đại học sợ nói chuyện bằng tiếng Anh

Cập nhật 27/09/2011 - 09:55:23 AM (GMT+7)
Trên xe buýt, một nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội bỗng nhiên thì thầm rồi bỏ xuống cuối xe: “Đứng cạnh ông Tây, lỡ ông hỏi gì không biết nói sao”. Sinh viên đại học không thể giao tiếp bằng tiếng Anh là một thực tế hiện nay ở Việt Nam.

Đỗ Thu Trang (sinh viên khoa tiếng Anh) cho biết, ngay trong lớp chuyên tiếng Anh của bạn, số người tự tin giao tiếp tiếng Anh cũng chỉ chục người, còn lại chỉ giỏi ngữ pháp.

Cô Nguyễn Thị Thanh - giảng viên ngoại ngữ của Học viện Báo chí Tuyên truyền cho hay, mặc dù cần sử dụng nhiều tiếng Anh cho công việc sau này, nhưng sinh viên Báo chí thi lại tiếng Anh đông nhất trong tất cả các môn. Cũng theo cô Thanh, những buổi thi vấn đáp cuối kì, chỉ yêu cầu những câu cơ bản như giới thiệu bản thân có em cũng rất lúng túng.

Những buổi nói chuyện với người nước ngoài sẽ giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp (ảnh minh họa). Nguồn: Internet.

 

Những buổi nói chuyện với người nước ngoài sẽ giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp (ảnh minh họa). Nguồn: Internet.

Đức Hùng vừa tốt nghiệp khoa cơ khí chuyên dùng Đại học Giao thông vận tải với bằng khá nhưng một lần gặp một du khách nước ngoài hỏi đường ở phố cổ Hà Nội, anh không hiểu người ta nói gì, dù khách đến từ Thụy Điển nói tiếng Anh rất chậm, rõ ràng.

Còn đối với những sinh viên các trường khác, môn tiếng Anh lại là môn trượt nhiều nhất.

Học tiếng Anh từ lớp 6, tính cả 2 năm đầu Đại học, học giáo trình Life Lines, New Headway như một môn kiến thức giáo dục đại cương thì sinh viên có tổng cộng 9 năm được tiếp xúc với tiếng Anh. Thế nhưng theo Minh Hồng (sinh viên năm 3, Học viện Hành chính Quốc gia) lượng sinh viên thi lại nhiều nhất là tiếng Anh, sau đó mới là các môn lý luận khác.

Minh Hằng (khoa Kiến trúc, Đại học Xây dựng Hà Nội) cũng công nhận thực tế trên sau hai năm đầu Đại học.

Nhiều sinh viên đổ xô đi tìm các trung tâm ngoại ngữ để học bù thời gian trên giảng đường nhưng tiền mất, mà trình độ không lên.

Minh Hạnh (khoa Sư phạm Văn, Đại học Giáo dục Việt Nam) chọn trung tâm Việt Anh (đường Trần Duy Hưng) học tiếng Anh giao tiếp khóa 3 tháng. Hạnh kể, “Lớp đông, với 1 cái đài, 1 cuốn giáo trình, học cứ ào ào, chẳng hiệu quả gì”. Đến giờ Hạnh thấy vẫn “sợ” khi phải nói với người khác bằng tiếng Anh, chưa kể đứng trước người nước ngoài.

Cô Nguyễn Thị Vinh (Giảng viên tiếng Anh Đại học dân lập Phương Đông) cho hay, để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, các sinh viên cần chủ động nghe nói nhiều, không nhất thiết phải đến các trung tâm này khác. Thực tế cô đã giảng dạy nhiều học sinh nói rất lưu loát, chỉ từ sự tự học.

 

(Theo laodong.com.vn)

 


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật