Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Tự động đo mưa, ngập

Cập nhật 04/01/2011 - 09:34:55 AM (GMT+7)
Hệ thống có thể giám sát thông tin từ website, email, truyền thông tin lên mạng internet một cách dễ dàng. Người điều khiển chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể giám sát từ xa các điểm về thông tin mưa, ngập

Hầu hết các trạm đo mưa, ngập tại TPHCM hiện đã 100% dùng cơ khí với cơ cấu ghi lên giấy cuộn. Nhược điểm của hệ thống này là tính thủ công, muốn xem được lượng mưa phải tỉ mỉ tính các đỉnh nhấp nhô của đồ thị. Để lấy thông số về lượng mưa, nhân viên trung tâm phải gọi điện thoại tới từng nơi để hỏi. Còn để tính toán dự báo lũ lụt, đôi khi chính nhân viên khí tượng phải đội mưa đến các trạm đo để lấy thông số lượng mưa. Việc làm thủ công này dẫn đến thông số kém chính xác, tốn nhiều công sức. 

 

Từ đề xuất của Công ty Cấp thoát nước TPHCM, các nhà khoa học của Phòng Thí nghiệm Trọng điểm quốc gia điều khiển số và kỹ thuật hệ thống (DCSELAB, thuộc ĐH Quốc gia TPHCM) đã bắt tay vào nghiên cứu và sau hơn một năm đã hoàn thành hệ thống thu nhận dữ liệu mưa và ngập – PGS-TS Thái Thị Thu Hà, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
  
Theo kỹ sư Phan Huỳnh Lâm, thành viên nhóm nghiên cứu, hệ thống này gồm các cảm biến được gắn sẵn tại hiện trường, mỗi cảm biến có hình cây thẳng, rộng cỡ 2 ngón tay và dài khoảng 1 m hoặc hơn. Chúng có nhiệm vụ đo đạc, đọc các tín hiệu như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, cường độ ánh sáng... tại hiện trường; chi phí khoảng 150.000 đồng/chiếc. Khi được gắn tại hiện trường, cảm biến sẽ đo áp suất tại địa điểm đó và tự động thông báo về máy chủ bằng cách gửi tin nhắn SMS, thực hiện cuộc gọi đến điện thoại di động, điện thoại bàn hoặc gửi email để thông báo tình trạng hệ thống. Tần suất gửi thông tin là cứ 1 phút/lần hoặc 15 phút, 30 phút... tùy theo chế độ cài đặt.
 
Ngoài ra, các cảm biến còn có thể gửi tin nhắn báo động về hệ thống hoặc đến cơ quan công an gần nhất khi có tín hiệu vượt mức cho phép, thông báo sự cố, trường hợp bị kẻ gian tháo dỡ trái phép...
  
Các thông tin thô từ các cảm biến sẽ được gửi về hệ thống máy chủ và được xử lý. Nhờ vậy, hệ thống có thể giám sát thông tin từ website, email, truyền thông tin lên mạng internet một cách dễ dàng. Người điều khiển chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể giám sát từ xa các điểm về thông tin mưa, ngập.

(Theo NLĐ)

 

Chỉ vài chục triệu đồng cho toàn hệ thống
 
PGS-TS Thái Thị Thu Hà cho biết với hệ thống này, các dữ liệu thu nhận chính xác, giúp kiểm soát các điểm ngập trong khu vực TPHCM, chủ động điều tiết, giảm nạn ùn tắc giao thông, ngập lụt, đồng thời là cơ sở cho các nhà quản lý đô thị thiết kế, cải tạo hệ thống thoát nước, góp phần giảm ngập cho TP.
 
Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho hệ thống và làm việc với cơ quan chống ngập của TPHCM để đưa sản phẩm vào ứng dụng thực tế. Theo kỹ sư Phan Huỳnh Lâm, chi phí cũng chỉ ở mức vài chục triệu đồng để trang bị cho cả hệ thống trên toàn địa bàn TPHCM.
Từ trước đến nay để xác định độ sâu, diện tích và thời gian ngập, các đơn vị chức năng chủ yếu vẫn sử dụng các phương pháp thủ công, phải có người trực tiếp ra hiện trường đo đạc, ghi nhận dữ liệu. Điều này dẫn đến một số khó khăn khi mưa to gió lớn, kẹt xe, chi phí thuê khoán lao động túc trực tốn kém...
  

Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật