Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Chiếu sáng… không tốn tiền điện

Cập nhật 03/11/2010 - 09:22:22 AM (GMT+7)
Cột đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời có thể hoạt động trên 10 năm, do đó nó không ngốn một xu chi phí cho tiền điện. Đầu tư ban đầu cho mỗi hệ thống chiếu sáng này chỉ hơn chục triệu đồng. 

Năng lượng tái tạo chưa rẻ
 
Trong những năm gần đây người ta sử dụng các công nghệ mới do đó các tấm pin năng lượng mặt trời cho hiệu suất cao hơn nhưng lại có giá rẻ hơn. So với 5 năm trước đây, mức giá hiện chỉ còn bằng 1/3-1/4. 
 
“Do đó, nhiều quốc gia phát triển mạnh và đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời). Một ví dụ điển hình là Đức, mục tiêu của họ đến năm 2020, 30% lượng điện của quốc gia này sẽ được lấy từ năng lượng mặt trời”, ông Nguyễn Khánh Hùng – GĐ xí nghiệp thiết bị điện tử Sao Mai (nhà máy Z181 – Tổng cục công nghiệp Bộ quốc phòng) cho biết. 
 
Thực tế việc chuyển hóa nguồn năng lượng tái tạo thành điện năng giá thành vẫn cao so với nhiệt điện và thủy điện. 
 
“1 watt điện từ năng lượng mặt trời mất chi phí khoảng 5 USD trong khi thủy điện chỉ là 50-70cent. Hiện nay do nhiều quốc gia đầu tư phát triển khai thác nguồn năng lượng này do đó giá thành chỉ còn 2-3 USD/watt”, ông Hùng nói. 
 
Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia nhiều nắng với cường độ nắng trung bình đạt 5kW/m2 việc khai thác và ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời là một tiềm năng lớn để giải quyết nhu cầu năng lượng ngày một tăng. 
 
Tuy nhiên việc khai thác nguồn năng lượng này vẫn còn ở mức độ nhỏ lẻ vì nhiều lý do khác nhau, do đó ông Hùng đã luôn nung nấu những ý tưởng đưa nguồn năng lượng này vào phục vụ cho đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường. Gần đây trên thị trường bắt đầu xuất hiện các đèn Led tiết kiệm điện hiệu suất cao hơn hẳn sợi đốt đã giúp ông quyết định hiện thực hóa cho ra sản phẩm có giá trị cao về mặt sử dụng và thực tiễn, sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời phục vụ cho chiếu sáng đô thị.
 
 
… vẫn có thể khai thác
 
Các thành phần cơ bản cấu thành hệ thống chiếu sáng này bao gồm bộ phận tích điện bằng ánh sáng mặt trời, các đèn Led và cột có khả năng quay theo hướng mặt trời… 
 
Ngoài khả năng tiết kiệm điện năng, đèn Led có ưu việt nhất định như không có khí, thủy ngân bên trong như đèn sợi đốt do đó sau khi hỏng không có rò rỉ khí gây nguy hại môi trường. Trong khi tuổi thọ của loại đèn này gấp 5 lần các bóng thường.
 
Về cường độ sáng một chùm đèn Led tiêu tốn 18watt thì có khả năng chiếu sáng tương đương một bóng đèn 40watt. Vấn đề là các đèn Led này rời rạc do đó phải tích hợp chúng thành một bóng và sử dụng đúng mục đích phù hợp.
 
Khó khăn của việc này là phải làm sao ánh sáng từ bóng đèn luôn luôn đủ cường độ mà mấu chốt là ở bộ phận mạch tích, xả điện từ pin năng lượng mặt trời. Nguồn điện được nạp từ năng lượng này không ổn định và gián đoạn. Đã có nhiều đơn vị lớn tự làm nhưng chỉ trong vòng một vài tháng khả năng chiếu sáng của bóng kém, tối..., ông Hùng tiết lộ. Hệ thống này có khả năng lưu trữ điện năng đủ dùng chiếu sáng trong 3-4 ngày. Tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng trong cột đèn tự sáng có độ bền lên tới 25 năm, giờ chiếu sáng của các bóng Led quy ra năm thì chúng có độ bền trên 10 năm.
 
Hệ thống tự động quay được chỉnh theo thời gian thực nghĩa là ta có thể đặt các khoảng thời gian để tấm pin quang điện này chuyển hướng tương ứng với ánh sáng mặt trời cùng thời điểm ở vùng đó. Cách này giúp giảm giá thành sản phẩm rất nhiều so với dùng cảm biến ánh sáng, nhiệt… 
 
So sánh với cột đèn đường dùng điện lưới sử dụng bóng compact 20watt của Malaysia (khoảng 10 triệu) thì cột đèn này có giá cao hơn (khoảng 12,5 triệu đồng) nhưng nếu đưa vào sản xuất hàng loạt (khoảng 1000 chiếc trở lên) thì chắc chắn giá thành chưa đầy 10 triệu, ông Hùng nói. 
 

Cột đèn này có thể lắp ở những nơi không có nguồn điện, không có cơ sở cần hạ tầng điện bởi chúng có thể biến quang năng thành điện năng. Ngoài ra, sử dụng các cột đèn này trong chiếu sáng công cộng còn làm giảm tải lưới điện quốc gia.

(Theo báo Lao Động)

 

Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật