Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Có được xét tuyển nguyện vọng sau vào cùng một trường?

Cập nhật 25/08/2016 - 09:18:41 AM (GMT+7)

Nhóm học sinh Trường THPT Bãi Cháy – TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có thư hỏi: Chúng em đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhưng điểm chuẩn của ngành đó cao nên không trúng tuyển. 

Vậy có được tiếp tục xét tuyển nguyện vọng sau vào một ngành khác tại trường nữa không? Xin cho biết, Trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở Quảng Ninh) xét tuyển nguyện vọng bổ sung với điểm ngưỡng là bao nhiêu?

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 quy định, nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 có quyền nộp đơn xét tuyển các nguyện vọng sau. Như vậy, có thể hiểu là nếu bạn chưa trúng tuyển nguyện vọng 1 và nộp hồ sơ nhập học ở trường nào thì thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng sau ở bất kể trường nào có thông báo tuyển nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân không xét tuyển nguyện vọng bổ sung nên bạn sẽ phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng sau vào trường đại học khác.

Trường Đại học Ngoại thương có xét tuyển nguyện vọng bổ sung ở Cơ sở 2 tại Quảng Ninh, theo thông báo của trường đưa ra thì xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào hệ đại học chính quy học tại Cơ sở Quảng Ninh của nhà trường năm 2016 với mức 18 điểm cho 150 chỉ tiêu. Tại cơ sở Hà Nội và cơ sở TPHCM nhà trường đã tuyển đạt chỉ tiêu và không tuyển bổ sung.

Nhiều thí sinh ở có chung câu hỏi, muốn tìm hiểu vể ngành Công nghệ thông tin với sức hấp dẫn thế nào, nhu cầu lao động và tương lai cho ngành nghề này?

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Công nghệ thông tin nhiều năm nay là ngành học được nhiều bạn trẻ ưa thích, sức hấp dẫn của ngành này không chỉ là ảnh hưởng của sự phát triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ mà còn là sự thỏa mãn những mơ ước khám phá, sáng tạo công nghệ. Được biết, Việt Nam hiện đang có tên trong nhóm dẫn đầu của 2 mảng là gia công phần mềm và phát triển ứng dụng di động, các vị trí thiếu nhân lực trầm trọng là lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng.

Theo ước tính của VietnamWorks, Việt Nam tăng trưởng nhân lực ở mức 8% thì sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500.000 nhân lực. Hiện nay, trên cả nước có nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành này, nhưng uy tín và chất lượng, được xã hội đánh giá cao là các đại học lớn như Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia, các đại học chuyên về đào tạo khoa học tự nhiên như Đại học Công nghệ, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông. Tất nhiên để vào học ở những trường này, đòi hỏi người học phải có một năng lực học tập tương ứng.

Chính vì thế, để theo học và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin lại không đơn giản chút nào. Ngoài trình độ chuyên môn, kỹ sư Công nghệ thông tin còn phải được trang bị tốt về ngoại ngữ, kỹ năng mềm và có những tố chất, phẩm chất phù hợp đó là lòng kiên trì, bền bỉ, ý chí sáng tạo, chủ động và tinh thần tập thể trong công việc. Thực tế đã chứng minh nhiều bạn trẻ, đã đảm nhiệm tốt các vị trí công việc được giao với mức thu nhập cao, cũng như có môi trường làm việc hấp dẫn, được thăng tiến tốt và có cơ hội học tập ở nước ngoài.

(Theo Báo Giáo dục & Thời đại)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật