Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Vẫn duy trì “điểm sàn” nhưng theo cách tính mới

Cập nhật 20/05/2014 - 09:14:48 AM (GMT+7)

Trong một thông báo phát đi tối qua (14/3), Bộ GD&ĐT cho hay, nhiều người đang chưa thật sự hiểu rõ về “điểm sàn”.

Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KT&KĐ CLGD), thực hiện đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ theo Luật Giáo dục đại học và Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT đã quyết định bỏ cách xác định “điểm sàn” theo kiểu cũ và đổi mới cách xác định “điểm sàn” cho phù hợp với thực tiễn công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

Xuất hiện “điểm sàn” mới?

Cụ thể, nếu như từ năm 2013 trở về trước, chỉ có một giá trị “điểm sàn” cho bậc ĐH và một giá trị “điểm sàn” cho bậc CĐ ứng với mỗi khối thi. Đánh giá của Cục KT&KĐ CLGD, “điểm sàn” này đã góp phần thực hiện chức năng phân luồng học sinh, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đầu vào của các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, cách xác định “điểm sàn” như trước đây chưa đáp ứng được tính đa dạng của các ngành đào tạo, cũng như đặc thù của các cơ sở giáo dục đại học. 

Tiêu chí xác định "đim sàn" mi ca BGD&ĐT vn chưa có phương án cui.nh minh họa

Do vậy, để đổi mới tuyển sinh cần có cách xác định “điểm sàn” mới linh hoạt, mềm dẻo hơn, phù hợp với các loại hình trường, ngành đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo của các trường ĐH, CĐ, giúp các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh nhưng vẫn bảo đảm chất lượng nguồn tuyển. 

Theo Cục KT&KĐ CLGD hiện nay Bộ GD&ĐT đã chủ động đề xuất, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các trường ĐH, CĐ để đưa ra dự thảo phương án cách xác định “điểm sàn” mới. Bộ sẽ sớm đưa dự thảo các phương án để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ sở giáo dục đại học và xã hội làm cơ sở để Bộ quyết định cách xác định “điểm sàn” mới phù hợp.

Như vậy, có thể hiểu năm 2014 vẫn có “điểm sàn” nhưng “điểm sàn” này Bộ đang có phương án bằng các tiêu chí khác thay thế cho việc xác định điểm sàn như năm 2013 trở về trước?

Trước đó, ngày 11 tháng 3 năm 2014, Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành thông tư số 06/2014/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) hệ chính quy. Trong nội dung này, Bộ GD&ĐT có đề cập việc bỏ quy định về điểm sàn, theo đó thí sinh dự thi đại học theo đề thi chung nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi đại học ngay năm đó để nộp hồ sơ ĐKXT vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển và có yêu cầu điều kiện đầu vào phù hợp mà không cần căn cứ vào điểm sàn do Bộ công bố như các năm trước.

Về vấn đề tự chủ trong tuyển sinh, theo Cục KT&KĐ CLGD, về nguyên tắc, để thực hiện tự chủ tuyển sinh trước hết phải ban hành được Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ có thể tổ chức tuyển sinh riêng ngay trong năm 2014, Bộ đã hướng dẫn các trường căn cứ vào dự thảo Quy định tự chủ tuyển sinh đã công bố để xây dựng đề án, nộp về Bộ trước ngày 10/2/2014. 

Được biết, đến ngày 10/3/2014 đã có 53 trường ĐH, CĐ hoàn thiện đề án gửi về Bộ. Ngày 12/3/2014 ngay sau khi Thông tư sửa đổi bổ sung Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy được ban hành, Bộ đã chính thức xác nhận bằng văn bản để các trường thực hiện tự chủ tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng trong năm 2014.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc đăng kí dự thi, Bộ đã lùi thời gian bắt đầu đăng kí dự thi 01 tuần (những năm trước là từ 10/3, năm nay là từ 17/3), việc kéo dài này không ảnh hưởng đến việc đăng ký dự thi của học sinh.

(Theo GDVN)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật