Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Bỏ điểm sàn đại học, thi tốt nghiệp 4 môn

Cập nhật 25/02/2014 - 09:13:11 AM (GMT+7)

Ngoài 4 môn thi, kết quả học tập và rèn luyện lớp 12 sẽ được dùng để công nhận và xếp loại tốt nghiệp THPT. 

Thay vì thi 6 môn như các năm trước (gồm 3 môn bắt buộc), năm nay thí sinh cả nước sẽ làm bài thi 4 môn, trong đó Toán và Ngữ văn là bắt buộc, còn Ngoại ngữ là môn tự chọn cùng với Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Bộ GD&ĐT sẽ kết hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 với kết quả 4 môn thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp (trọng số đánh giá là 50% - 50%), chứ không dựa hoàn toàn vào kết quả thi tốt nghiệp để đánh giá, xếp loại như mọi năm.

Cách thức thi về cơ bản không thay đổi so với các năm trước, tức là thi tự luận với môn Toán, Ngữ văn và Lịch sử, trắc nghiệm với các môn còn lại. Riêng Ngoại ngữ, ngoài phần trắc nghiệm, bài thi năm nay sẽ có thêm phần viết luận với thời gian thi không thay đổi (60 phút).

Mỗi học sinh sẽ có một số báo danh duy nhất trong suốt kỳ thi. Phòng thi được xếp theo môn và mỗi ca có duy nhất một môn thi. Lịch thi trong 2 ngày được Bộ dự kiến cụ thể như sau: Ngày thứ nhất (2/6) thi Ngữ văn và Hóa học vào buổi sáng, Vật lý và Lịch sử vào buổi chiều. Ngày thứ hai (3/6) thi Toán và Ngoại ngữ vào buổi sáng, Sinh học và Địa lý vào buổi chiều.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, thí sinh sẽ có 75 phút để chuyển đổi ca thi. Sắp xếp các môn trong một buổi như trên nhằm giảm thiểu việc học sinh thi 2 môn trong cùng một buổi. 

Phương án miễn thi tốt nghiệp 20% cũng được Bộ Giáo dục hủy bỏ sau một thời gian đưa ra lấy ý kiến dư luận.

Theo Bộ GD&ĐT, những điều chỉnh trên nằm trong lộ trình đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Kỳ thi tốt nghiệp sẽ được đổi mới theo hướng chuyển dần từ 4 môn thi thành 4 bài thi. Nội dung mỗi bài thi gồm phần cơ bản (để đánh giá đúng và toàn diện năng lực của học sinh, tạo động lực để học sinh học, phát triển toàn diện) và phần nâng cao (nhằm phân loại học sinh, là một căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh). Trên cơ sở đó, Bộ hướng tới một kỳ thi đáp ứng cả yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Bộ sẽ sớm đưa ra Dự thảo phương án thi để xin ý kiến các chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, phổ thông và toàn xã hội để công bố trước khai giảng năm học 2014 - 2015.

KOR-5092-1337-1393231809.jpg

Ngày 24/2, Bộ Giáo dục chốt phương án đổi mới thi tốt nghiệp năm 2014. Ảnh: H.H

Liên quan công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, các trường thi riêng có thể kết hợp sử dụng kết quả kỳ thi chung để tuyển sinh. Một hội đồng tư vấn sẽ giúp Bộ Giáo dục xác định các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào, thay thế điểm sàn những năm trước đây. Về phương án này, Bộ sẽ lắng nghe dư luận về các tiêu chí, sau đó sẽ có kết luận chính thức. Năm 2013 - 2014, Bộ đã lập diễn đàn lấy ý kiến các thầy cô giáo và có phương án tốt nhất. Năm nay, Bộ vẫn duy trì cách làm này, hội đồng cố vấn cho Bộ trưởng sẽ bàn bạc, sau đó có kết luận cuối cùng.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo, Thủ tướng đồng ý với phương án thi tốt nghiệp 4 môn và bỏ chủ trương miễn thi tốt nghiệp 20% mà Bộ GD&ĐT báo cáo tại cuộc họp hôm 17/2.

Các đây hơn một thập k, các kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ có 4 môn. Sau đó, Bộ GD&ĐT quyết định nâng số môn thi lên 6, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 3 môn còn lại được Bộ công bố 2 tháng trước kỳ thi. Số ngày thi theo đó cũng được nâng lên từ 2 ngày (thi 4 môn) lên 3 ngày (thi 6 môn).

Việc trở lại thi tốt nghiệp 4 môn nhận được nhiều ý kiến đồng tình của các nhà nghiên cứu giáo dục, phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, không ít người cũng lo lắng học sinh chỉ tập trung vào 4 môn mà lơ là Lịch sử, Địa lý...

Lịch thi tốt nghiệp 2014

Ngày 2/6: Địa lý hoặc Hóa học (tự chọn), Ngữ văn (bắt buộc).

Ngày 3/6: Lịch sử hoặc Vật lý (tự chọn) và Toán (bắt) buộc).

Ngày 4/6: Ngoại ngữ và Sinh học (tự chọn).

Điểm sàn đại học là mức điểm xét tuyển tối thiểu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để các trường căn cứ vào đó nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung, định ra mức điểm xét tuyển riêng. Mức điểm sàn này thay đổi theo các năm, phụ thuộc vào độ khó dễ của đề thi. Các thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 và nộp hồ sơ xét tuyển NV2, 3. Hàng năm, khoảng nửa triệu thí sinh trượt đại học vì mức điểm sàn và phải tìm cơ hội ở khối cao đẳng, trung cấp.

 

Theo Dân Trí


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật