Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Bộ đã rất linh động với ngành học đặc thù không có tiến sĩ

Cập nhật 11/02/2014 - 08:51:32 AM (GMT+7)

Trước ý kiến phản ứng của lãnh đạo nhiều trường nghệ thuật cho rằng Bộ GD-ĐT chưa hiểu đặc thù của các ngành nghệ thuật nên vội vàng tạm dừng tuyển sinh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay: “Bộ đã rất linh động, mềm dẻo với các khối trường này về yêu cầu tiến sĩ”.

Trong danh sách 207 ngành bị dừng tuyển sinh có thể thấy chiếm số lượng lớn là các ngành nghệ thuật và ngôn ngữ. Theo lý giải từ các trường, không phải là trường không muốn tiến sĩ đáp ứng yêu cầu của Bộ GD-ĐT mà khó tìm ra tiến sĩ chuyên ngành này vì đó là ngành đặc thù. Bộ tạm dừng tuyển sinh như vậy là vội vàng và chưa hiểu đặc thù của các ngành nghệ thuật.

Lãnh đạo một số trường nghệ thuật cho hay, nếu yêu cầu trước khi có bằng tiến sĩ đã học piano, học thanh nhạc thì còn có thể . Người học piano, thanh nhạc… khi làm tiến sĩ đều chuyển sang làm tiến sĩ về lý luận âm nhạc, vì muốn làm tiến sĩ phải có công trình nghiên cứu. Ví dụ như học piano rồi học chuyển tiếp để làm luận văn tiến sĩ về nghệ thuật piano. Vì vậy, nếu đòi hỏi tiến sĩ piano, tiến sĩ thanh nhạc… sẽ mãi mãi không có. Nếu cứ mang tư duy các ngành khoa học tự nhiên ra áp dụng cho các ngành đặc thù là không ổn.

Trao đổi với báo chí sáng nay 10/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Thực tế, khi xử lý những ngành học này Bộ đã rất linh động, ví dụ không có tiến sĩ đúng với chuyên ngành như piano, sân khấu… thì phải có tiến sĩ gần với chuyên ngành này như có công trình nghiên cứu liên quan chứ không nhất thiết phải đúng tiến sĩ đào tạo chuyên ngành đó. Nếu trong trường hợp, bất đắc dĩ không tìm được tiến sĩ như yêu cầu thì phải có 5 thạc sĩ thay vì 3 thạc sĩ. Bộ đã rất mềm mỏng trong lĩnh vực đào tạo các ngành này”.

Theo Thứ trưởng Ga, đào tạo đại học khác với đào tạo bậc phổ thông và dạy nghề là phải có người đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của ngành đào tạo đó nên yêu cầu phải có tiến sĩ để nghiên cứu xem ngành học đó phát triển như thế nào. Đối với các nước phát triển, tất cả các giảng viên đều phải là tiến sĩ còn ở Việt Nam một ngành không có tiến sĩ thì rất khó thuyết phục xã hội về việc đảm bảo chất lượng.

"Trong ngành học, có nhiều bộ môn nên tiến sĩ chỉ có thể dạy một vài môn và có thể mời các các nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú vào giảng dạy chứ không phải tiến sĩ là dạy tất cả. Lâu nay, xã hội hiểu nhầm về vấn đề này. Do vậy, buộc phải có tiến sĩ cho một ngành đào tạo" - Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

 

Bộ đã rất linh động với ngành học đặc thù không có tiến sĩ
Những dự kiến thay đổi lớn trong tuyển sinh 2014 mà ngành giáo dục đang triển khai, thí sinh cần theo dõi chặt chẽ để nắm tình hình.

 

 

Yêu cầu các trường công khai số lượng trình độ giảng viên

Chia sẻ thêm về quyết định tạm dừng 207 ngành đào tạo đại học, ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT cho hay: Việc tạm dừng này dựa trên cơ sở báo cáo thống kê về đội ngũ giảng viên của các trường, trong quá trình tiếp nhận báo của các nhà trường. Bên cạnh đó, chúng tôi đã làm việc cụ thể với các nhà trường về việc cân đối đảm bảo đội ngũ giảng viên. Đồng thời,  tiến hành rà soát, kiểm tra ngẫu nhiên và cả những trường cảm thấy báo cáo có vấn đề rồi mới đưa mới đưa ra quyết định tạm dừng tuyển sinh 207 ngành vừa qua.

“Về mặt nguyên tắc chúng ta phải thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật, Thông tư 08 và Thông tư 38 về tiêu chuẩn điều kiện cho phép mở ngành đào tạo và thu hồi giấy phép đào tạo. Với những ngành đào tạo đặc thù như Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã nói, chúng tôi có thể xem xét khía cạnh các thầy giáo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên ngành gần với ngành đào tạo đó khi xem xét thu hồi giấy phép mở ngành. Còn các trường thiếu hoàn toàn như yêu cầu thì không thể duy trì mở ngành đào tạo để đảm bảo điều kiện chất lượng. Trong quá trình từ nay trở đi, trường nào khắc phục được và đảm bảo về đội ngũ thì chúng tôi báo cáo lãnh đạo bộ cho tuyển sinh trở lại. Nếu không khắc phục được sẽ phải dừng tuyển sinh và năm 2015 không khắc phục được, Bộ thu hồi quyết định mở ngành đào tạo. Sắp tới, Bộ yêu cầu các nhà trường công bố công khai các điều kiện về đội ngũ giảng viên để xã hội cùng tham gia giám sát.” - ông Tuấn chia sẻ.

(Theo Dân Trí)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật