Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin

Cập nhật 28/11/2013 - 01:00:00 AM (GMT+7)

Mặc dù nền kinh tế ảm đạm trong suốt những năm trở lại đây đã đẩy nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, thế nhưng vẫn tồn tại những nhóm ngành cung không đủ cầu. Trong đó có ngành công nghệ thông tin (CNTT).

Bài toán cho thị trường lao động

Theo con số của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong năm 2012, gần 1 triệu người Việt Nam thất nghiệp. Tuy chưa có con số chính thức của năm 2013, song con số này chắc chắn sẽ không hề giảm.

Điều đáng chú ý là, trong bối cảnh ấy, nhóm ngành cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin (CNTT)… đang là khối ngành “thiếu” nhân lực trầm trọng. Ví dụ như Intel đã không tuyển đủ được những nhân sự đáp ứng được yêu cầu cho nhà máy của họ ở TPHCM. Hay FPT Software cần tuyển đến 2000 nhân sự trong năm 2013 và vẫn đang loay hoay không biết giải bài toán đó thế nào khi số lượng người học CNTT thì quá nhỏ so với số lượng sinh viên theo học các ngành kinh tế, ngân hàng.

Trên các trang web tuyển dụng như Vietnamworks, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên tăng dần theo thời gian, với mức lương khá cao, từ 12.000 USD/ năm - 17.000 USD/năm. Ông Tăng Trị Trọng, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc của VietnamWorks cũng có chung nhận định: “Nguồn nhân lực cho ngành này không những là mối quan tâm của các đơn vị tuyển dụng trong nước mà còn được cả các công ty nước ngoài săn đón vì khả năng lập trình của kỹ sư Việt Nam khá tốt, làm việc cần cù, chịu khó, học hỏi. Ngoài ra sự phát triển không ngừng của CNTT ở Việt Nam trong thời gian gần đây như thanh toán điện tử, thị trường điện thoại di động, dịch vụ internet không dây, dẫn đến việc tăng trưởng không ngừng về nhu cầu nhân lực trong ngành nghề này”.

Chưa có lời giải cho bài toán nhân lực trong ngành CNTT

Thực tế cho thấy, thị trường nhân lực CNTT đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Hiện, cả nước có 271 cơ sở đào tạo CNTT. Thậm chí, ngay cả dựa theo chỉ tiêu tuyển sinh với quy mô đào tạo tăng 10% mỗi năm, Bộ TT&TT vẫn dự báo nguy cơ thiếu nhân lực CNTT trầm trọng trong những năm tới. Trong khi đó, số thí sinh dự thi vào ngành này đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.

Điều đáng nói là, đa phần những sinh viên CNTT hiện nay đang chưa thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên đang thiếu những kỹ năng cần thiết trong công việc như kiến thức và khả năng thực hành lập trình, khả năng tiếp cận công nghệ mới, tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, tiếp xúc cùng doanh nghiệp… Rất nhiều sinh viên đòi hỏi phải “dạy” lại từ 3-6 tháng mới có thể bắt đầu làm việc.

Chú trọng phát triển về chất và đổi mới “dạy - học”

Trong bối cảnh đó, một việc mà các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT có thể làm ngay đó là thay đổi về “chất”, chú trọng đổi mới “dạy - học”.

Trong thời gian trước, FPT-Aptech đã chứng tỏ sự nhạy bén của một đơn vị đào tạo CNTT lâu đời khi đưa vào giảng dạy thiết kế và phát triển các ứng dụng, web portal trên các môi trường J2EE, .NET, và Mã nguồn mở… Đón đầu sự phát triển của công nghệ, ngay trong ACCPi13, FPT-Aptech đã cập nhật vào chương trình học những môn học mới như Lập trình phát triển ứng dụng di động (Mobile Applications Development) trên nền tảng Android, iOS, Windows Phone; Điện toán đám mây (Cloud Computing); An ninh mạng (Internet Security)…

Chương trình ACCP đào tạo trong 2 năm, chia làm 4 học kỳ. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án tại FPT-Aptech, dưới dạng “On the job training” tại phòng dự án Scrum Lab của nhà trường. Đây là môi trường tôi luyện rất chuyên nghiệp, sinh viên sẽ được các chuyên gia của Agile Việt Nam, tổ chức Hanoi Scrum hỗ trợ và trực tiếp huấn luyện về quy trình và tiếp cận với các vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp. Sinh viên FPT-Aptech sẽ được đào tạo bởi những phương pháp giáo dục mới: Blended Learning, Flip Teaching với những giảng viên có kiến thức chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Trong quá trình học tập, sinh viên có thể giao lưu trực tuyến, chat với các chuyên gia và nhà quản lý công nghệ thông qua hệ thống Onlinvarsity. Những phương pháp đổi mới giáo dục được thực hiện tại FPT-Aptech với mục đích tăng cường tính tương tác giữa người dạy – người học, nâng cao tính tự chủ, tự học của sinh viên và rèn luyện vốn tiếng Anh giao tiếp và chuyên môn.

Ngoài ra, tại FPT-Aptech, sinh viên sẽ được hỗ trợ giới thiệu thực tập trong thời gian theo học cũng như giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đặc biệt, nhằm khuyến khích và tạo cơ hội cho các bạn trẻ yêu thích và đam mê công nghệ có thể theo đuổi đam mê của mình, trong thời gian từ 15/11-15/12/2013, FPT-Aptech sẽ trang bị một máy tính bảng có cài đặt sẵn các phần mềm phục vụ việc học tập cho các sinh viên nhập học.

Chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế ACCPi13 với những phương pháp đào tạo mới tại FPT-Aptech hứa hẹn mang lại những thay đổi mới cho ngành CNTT tại Việt Nam.

(Theo Dân Trí)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật