Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Giáo dục 24h “Một số cơ chế CS với các trường đại học, cao đẳng NCL xa thực tế"

Cập nhật 12/09/2013 - 09:18:25 AM (GMT+7)

Đây là ý kiến của ông Lê Văn Học – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT; Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập vừa qua.

Đề cập về chủ trương xã hội hóa hiện nay trên quan điểm cá nhân, ông Học cho biết đây là một chủ trương không thể thay đổi được. Trong những năm qua hệ thống giáo dục đại học chỉ nhận được khoảng 10% trong tổng số 20% ngân sách cho giáo dục từ nhà nước (khoảng 500 trường), trong 20% ngân sách này thì các trường an ninh quốc phòng đều dùng chứ không riêng các trường dân sự.

Ông Lê Văn Học khẳng định, với lượng ngân sách như vậy thì không thể cáng nổi cả hệ thống giáo dục. “Nếu có thể thay đổi được theo tôi nên dành ngân sách nhà nước cho hệ thống giáo dục phổ thông và mầm non thì tốt hơn, hệ thống giáo dục đại học phải nghiên cứu có phương án khác” ông Học nêu quan điểm.

Ông Lê Văn Học: Chúng ta không có tiền đền bù mặc dù luật của nhà nước đã quy định là thế nhưng còn “lệ làng” thì không bao giờ có đất để xây dựng trường.


Cũng theo ý kiến của ông Học, về cơ bản các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập phát triển tương đối tốt, không có gì quá căng thằng. Ông Học cũng thừa nhận một số cơ chế chính sách hiện nay đối với các trường ngoài công lập rất xa thực tế, gây khó khăn cho các trường khi thực hiện. 

Điển hiển như chủ trương giao đất sạch cho các trường, nhưng hiện chưa có trường nào gọi là có được đất sạch, và ông khẳng định nếu chúng ta không có tiền đền bù mặc dù luật của nhà nước đã quy định là thế nhưng còn “lệ làng” thì không bao giờ có đất để xây dựng trường.

Ở khía cạnh khác, hiện nay cách ứng xử của xã hội đối với hệ thống giáo dục đại học, trong đó có các trường ngoài công lập theo ông Học cần nói chung cần xem lại. Phó Chủ nhiệm Lê Văn Học cho biết, hầu như ứng xử chung với hệ thống thì ai cũng nói “ngon”, nói ủng hộ nhưng thực chất chúng ta không có, “giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhưng với sự tình hiện nay thì cũng không hơn được.

Bàn về chủ trương chính sách trong tuyển sinh đối với các trường đại học hiện nay, ông Lê Văn Học nêu quan điểm rằng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT  khẳng định nếu có thay đổi gì trong tuyển sinh cũng phải chờ sau 2015. Tuy nhiên, trong Luật Giáo dục đại học đã quy định các trường được phép tự tuyển sinh, tự ra đề. Phó Chủ nhiệm Lê Văn Học nói thẳng, nếu bộ Giáo dục tuyên bố như vậy phải chăng Luật sẽ vứt vào sọt rác?

Bản thân người đi học hiện nay đang bị giới hạn bởi hai yếu tố, thế nào là “trình độ” học được ở đại học? Ông Học bắt bẻ, nếu chẻ chữ “thế nào mới học được đại học” thì vô cùng. Vì theo ông, học hết lớp 12 là có thể học đại học được, không có lí do gì hết lớp 12 lại không đủ điều kiện vào đại học. 

Trong khi hiện nay Bộ GD&DT quy định điểm sàn để xác định ngưỡng vào học đại học, ông Học cho rằng đây là một tư duy vô lí.

“Các trường đang bị giới hạn về chỉ tiêu, hàng năm 1.3 triệu thí sinh dự thi chỉ lấy khoảng 400.000 em, đó là giới hạn chỉ tiêu thì cần gì phải đề thi khó hay dễ? Trước kia có những trường 10-11 điểm vào đại học vì có những đề thi rất khó, còn đề bay giờ làm được 8-10 điểm cũng không giải quyết được vấn đề gì. Cái này Bộ GD&ĐT phải xem xét lại, các trường muốn được xem xét Bộ lại bảo các trường phải có đề án nọ kia thì lại là vấn đề đi xin?” ông Lê Văn Học cho biết.

Bà Ngô Thị Minh: Khi người học học ở trường ngoài công lập cũng phải được sự hỗ trợ tối thiểu như trường công.


Bà Ngô Thị Minh- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng nêu quan điểm cá nhân, việc các trường muốn thành lập, muốn hoạt động bền vững và muốn tồn tại được phải đảm bảo 4 tiêu chí: Bảo vệ lợi ích của người học, bảo vệ lợi ích người dạy và cán bộ quản lí, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, bảo vệ lợi ích của xã hội trong đó có vai trò của nhà nước.

Bà Minh đặt câu hỏi, xã hội hóa trong thời gian qua đã đúng và trúng hay chưa, “Tôi cho rằng các nhà đầu tư còn rất nhiều tiềm năng, nếu chuẩn về quy hoạch, nếu trường công lập được nhà nước đầu tư để vào đi vào chất lượng cao thì sự cạnh tranh của các trường ngoài công lập mới có thể đáp ứng được. Lợi ích của người học trong các trường ngoài công lập rất bất bình đẳng, Nghị quyết 05 tôi cho là rất đúng nhưng chúng ta chưa thực hiện được tốt, chỉ Bộ GD&ĐT thì không thể làm được mà cần nhiều bộ khác cùng làm” bà Minh cho biết. 

Trong Nghị quyết 05 nói rất rõ về xã hội hóa, Bộ Tài chính phải có trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để chuyển hỗ trợ cho người thụ hưởng thông qua cơ sở công lập sang hỗ trợ trực tiếp. Đứng trên sự bình đẳng, công bằng thì một học sinh có trình độ như nhau và có quyền lựa chọn các trường công hay ngoài công lập để học. 

Bà Ngô Thị Minh cho rằng, khi người học học ở trường ngoài công lập cũng phải được sự hỗ trợ tối thiểu như trường công, còn khi nào học chất lượng cao, ví dụ 20 triệu/năm người học chỉ đóng 15 triệu còn 5 triệu nhà nước phải lo. 

“Hiện nay không có sự công bằng đó, cho nên tại sao người học lại đổ xô vào học công lập. Nếu bài toán phát triển các trường công lập mà chúng ta để đầu tư mồi cho việc phát triển các trường ngoài công lập thì kết quả chắc chắn sẽ khác hơn bây giờ” bà Minh nêu quan điểm.

Quét rác mà tốt nghiệp đại học còn tốt hơn...!

Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu lại để thực hiện một chính sách mở trong giáo dục, làm sao mọi người học hết cấp này có điều kiện học cấp khác. Một người quét rác mà tốt nghiệp đại học còn tốt hơn những người không học gì đi quét rác, học đại học là có phương pháp, phương pháp làm việc, xử lí thông tin, khai thác thông tin...

Tôi nhất trí với quan điểm của GS Trần Hồng Quân, trường công không nên mở nữa, trường công chỉ nên mở đối với những ngành rất đặc thù mà trường tư không mở được, chúng ta hãy đầu tư cho hai đại học Quốc gia cho đến nơi đến chốn, đào tạo ra những người sáng tạo công nghệ. 

Ông Cao Văn Phường- Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương.

 (Theo GDVN)


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật