Mã Trường

Mã Trường
photo-229

Tin Tức Các Báo

Hướng dẫn chung về kỳ thi Đại học, Cao đẳng 2013

Cập nhật 29/03/2013 - 09:30:31 AM (GMT+7)

Cách ghi hồ sơ đăng ký dự thi đại học cao đẳng năm 2013

1. TÌM HIỂU TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VÀ ĐĂNG KÝ DỰ THI

Đầu tháng 3/2013: tìm hiểu kỹ Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ; Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và mua Hồ sơ đăng kí dự thi tại trường THPT hoặc tại Sở GD&ĐT.

Từ 11/3/2013 đến hết ngày 11/4/2013: khai và nộp hồ sơ đăng kí dự thi + lệ phí tuyển sinh tại trường THPT (thí sinh tự do nộp tại địa điểm do Sở GD&ĐT quy định).

Từ 12/4/2013 đến hết ngày 19/4/2013: nếu chưa nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh theo tuyến Sở GD&ĐT thì nộp trực tiếp tại trường sẽ dự thi (không nộp qua bưu điện).

(Lệ phí tuyển sinh năm 2013: 80.000/hồ sơ, bao gồm: 50.000đ phí ĐKDT và 30.000đ phí dự thi. Phí sơ tuyển đối với các ngành năng khiếu: 100.000đ/hồ sơ. Phí sơ tuyển đối với các ngành khác: 40.000đ/hồ sơ. Lệ phí dự thi năng khiếu: 200.000đ/hồ sơ)

Ghi chú: thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH phải nộp hồ sơ, lệ phí tuyển sinh và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi có cùng khối thi để lấy kết quả tham gia xét tuyển vào trường có nguyện vọng học (NV1). Khi nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh những thí sinh này cần đồng thời nộp bản photocopy mặt trước tờ phiếu ĐKDT số 1.

Thí sinh có NV1 học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH, sau khi đã khai mục 2 trong phiếu ĐKDT (không ghi mã ngành), cần khai đầy đủ mục 3 (tên trường có nguyện vọng học, kí hiệu trường, khối thi và mã ngành). Mục 3 này không phải là mục ghi NV2. Thí sinh có NV1 học tại trường có tổ chức thi tuyển sinh chỉ khai mục 2 mà không khai mục 3.

2. NHẬN GIẤY BÁO DỰ THI

Từ 1/6 đến 8/6/2013:  nhận Giấy báo dự thi tại nơi đã nộp hồ sơ ĐKDT. Đọc kĩ nội dung Giấy báo dự thi; nếu phát hiện có sai sót cần thông báo cho Hội đồng tuyển sinh trường điều chỉnh.

3. LÀM THỦ TỤC DỰ THI

8h00 ngày 3/7/2013 (đối với thí sinh thi khối A, A1 và khối V)

8h00 ngày 8/7/2013 (đối với thí sinh thi khối B, C, D, T, N, H, M, R, K)

8h00 ngày 14/7/2013 (đối với thí sinh thi cao đẳng)

- Mang theo đến phòng thi: Giấy báo dự thi; Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2011 về trước) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2012); Chứng minh thư; Giấy chứng nhận sơ tuyển (nếu thi vào các ngành có yêu cầu sơ tuyển).

- Điều chỉnh các sai sót trong Giấy báo dự thi. Nếu có sai sót thì yêu cầu cán bộ của trường điều chỉnh, ghi xác nhận và kí tên vào phiếu ĐKDT số 2.

- Nhận thẻ dự thi (nếu Giấy báo dự thi không kèm thẻ dự thi).

- Nghe phổ biến quy chế.

4. DỰ THI

Thí sinh phải có mặt tại phòng thi: trước 6h30 ngày 4/7/2013 (đối với thí sinh thi khối A, A1 và khối V), trước 6h30 ngày 9/7/2013 (đối với thí sinh thi khối B, C, D, T, N, H, M, R, K) và trước 6h30’ ngày 15/7/2013 (đối với thí sinh dự thi cao đẳng) để dự thi.

Chú ý:

 - Đến chậm 15 phút sau khi bóc đề thi thì không được dự thi.

- Chỉ được mang vào phòng thi: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn được văn bản, giấy thấm chưa dùng, giấy nháp (giấy nháp phải xin chữ ký của cán bộ coi thi). Ngoài các vật dụng trên, không được mang bất kì tài liệu, vật dụng nào khác vào khu vực thi và phòng thi. Thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.

- Ghi đầy đủ kí hiệu trường, khối thi và số báo danh vào ô quy định trên giấy thi và yêu cầu hai cán bộ coi thi kí và ghi họ tên vào tất cả các tờ giấy thi.

- Không được làm bài bằng hai thứ mực, bằng mực màu đỏ. Bút chì chỉ được dùng để vẽ hình tròn bằng compa.

- Bài làm phải sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu, không dùng bút xoá hoặc làm kí hiệu riêng, không được quay cóp.

- Khi hết giờ phải nộp bài cho cán bộ coi thi. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Phải tự ghi rõ số tờ giấy thi và kí xác nhận vào danh sách thí sinh.

- Chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm và đề thi cho cán bộ coi thi.

- Thí sinh thi các ngành năng khiếu, sau khi dự thi môn văn hoá, thi tiếp các môn năng khiếu theo lịch thi của trường.

Chi tiết Lịch thi ĐH, CĐ năm 2013:

Đối với hệ đại học: Đợt I, ngày 4 - 5/7/2013 thi đại học khối A, A1 và V:

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối A

Khối A1

Ngày 3/7/2013

Sáng

Từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

Ngày 4/7/2013

Sáng

Toán

Toán

Chiều

Ngày 5/7/2013

Sáng

Hóa

Tiếng Anh

Chiều

Dự trữ

 Đợt II, ngày 9 - 10/7/2013, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu:

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối B

Khối C

Khối D

Ngày 8/7/2013

Sáng

Từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh

Ngày 9/7/2013

Sáng

Toán

Địa

Toán

Chiều

Sinh

Sử

Ngoại ngữ

Ngày 10/7/2013

Sáng

Hóa

Ngữ văn

Ngữ văn

Chiều

Dự trữ

 Đối với hệ cao đẳng: Đợt III, ngày 15 - 16/7/2013, các trường cao đẳng tổ chức thi tất cả các khối.

         Ngày

Buổi

Môn thi

Khối A

Khối A1

Khối B

Khối C

Khối D

Ngày 14/7/2013

Sáng

từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

Ngày 15/7/2013

Sáng

Toán

Toán

Toán

Địa

Toán

 

Chiều

Hoá

Tiếng Anh

Hoá

Sử

Ngoại ngữ

Ngày 16/7/2013

Sáng

Sinh

Ngữ văn

Ngữ văn

 

Chiều

Dự trữ

 Thời gian biểu từng buổi thi:

Thời gian biểu từng buổi thi các môn tự luận:

Thời gian

Nhiệm vụ

Buổi sáng

Buổi chiều

6g30 – 6g45

13g30 – 13g45

Cán bộ coi thi đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.

6g45 – 7g00

13g45 – 14g00

Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi

7g00 – 7g15

14g00 – 14g15

Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh

7g15 – 10g15

14g15 – 17g15

Thí sinh làm bài thi

10g15

17g15

Cán bộ coi thi thu bài thi

 Thời gian biểu từng buổi thi các môn trắc nghiệm:

Thời gian

                                    Nhiệm vụ

Buổi sáng

Buổi chiều

6g30 – 6g45

13g30 – 13g45

Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.

6g45 – 7g00

 

13g45 – 14g00

Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi; một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.

7g00 – 7g15

14g00 – 14g15

Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.

7g15

14g15

Bắt đầu giờ làm bài (90 phút)

7g30

14g30

Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho thư ký điểm thi.

8g30

15g30

Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.

8g45

15g45

Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn giao phiếu TLTN.

Thời gian làm bài của mỗi môn thi: Các môn thi tự luận: 180 phút. Các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm: 90 phút.

Các khối thi, môn thi:

Khối A: Toán, Lý, Hóa

Khối A1: Toán, Lý (đề thi khối A), Tiếng Anh. Tuỳ trường có

Khối B: Sinh, Toán, Hóa

Khối C: Văn, Sử, Địa

Khối D: Văn, Toán, Ngoại ngữ
 
   D1: Văn, Toán, Tiếng Anh

   D2: Văn, Toán, Tiếng Nga

   D3: Văn, Toán, Tiếng Pháp
 
   D4: Văn, Toán, Tiếng Trung

   D5: Văn, Toán, Tiếng Đức

   D6: Văn, Toán, Tiếng Nhật

Khối H: Văn (đề thi khối C), Họa (Hình họa bằng bút chì và vẽ trang trí màu)

Trường Đại học Văn Lang chỉ xét tuyển khối H trên kết quả thi của các trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Mỹ thuật TP.HCM và ĐH Mỹ thuật công nghiệp (Hà Nội)

Khối K: Toán, Vật lí, Kĩ thuật nghề (đã học ở CĐ hoặc THCN). Hiện nay, tuyển sinh khối K có trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, CĐ Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh.Đối tượng dự thi khối K tùy từng trường sẽ tuyển thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề (công nhân kỹ thuật bậc 3/7); có bằng tốt nghiệp THPT cùng với bằng nghề bậc 3/7 phù hợp với ngành dự thi; có bằng trung cấp chuyên nghiệp phù hợp với ngành dự thi; thí sinh đã tốt nghiệp CĐ hoặc đã có bằng nghề bậc 3/7 với ngành tương ứng. Ngày thi khối K từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 8, tùy từng trường.

Khối M: Văn, Toán, Năng khiếu mẫu giáo (Hát, Kể chuyện, Đọc diễn cảm)

Khối N: Văn, 2 môn năng khiếu nhạc (Thẩm âm, Tiết tấu, Thanh nhạc)

Khối R: Văn, Lịch sử, năng khiếu

     R1: Văn, Sử, Năng khiếu âm nhạc (đàn, hát, tiết tấu, cao độ) è Quản lý hoạt động âm nhạc (thuộc ngành Quản lý văn hoá 220342)

     R2: Văn, Sử, Năng khiếu sân khấu (thi tiểu phẩm, đọc diễn cảm một đoạn văn và thơ, đàn, hát) è Quản lý hoạt động sân khấu (thuộc ngành Quản lý văn hoá 220342)

     R3: Văn, Sử, Năng khiếu mỹ thuật è Quản lý hoạt động mỹ thuật (thuộc ngành Quản lý văn hoá 220342)

    R4: Văn, Sử, Năng khiếu (trình bày ý tưởng về tổ chức 1 sự kiện và hát, đọc thơ, kể chuyện)è Đạo diễn sự kiện văn hoá (thuộc ngành Quản lý văn hoá 220342)

    R5: Văn, Sử, Năng khiếu (thuyết trình 1 đề tài và hát, đọc thơ, kể chuyện) è Nghệ thuật dẫn chương trình (thuộc ngành Quản lý văn hoá 220342)

Khối S: Văn, 2 môn năng khiếu Sân khấu.

    S1: Văn, Năng khiếu: Hát + Đọc thơ + Tiểu phẩm tự chọn không quá 6 phút, Phân tích phim è Diễn viên kịch điện ảnh (210234)

    S2: Văn, Hình hoạ, Bố cục chuyên ngành è Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh (210406)

    S3: Văn, Phân tích tác phẩm sân khấu, Vấn đáp năng khiếu + Tự dựng 1 tiểu phẩm không quá 8 phút è Đạo diễn sân khấu (210227)

    S4: Văn, Phân tích phim, Vấn đáp về kiến thức tạo hình (Phân tích tranh ảnh) è Quay phim (210236)

   S6: Văn, Phân tích tác phẩm sân khấu, Kiểm tra nhạc cảm – Hình thể – Tiết tấu: Hát 1 bài ca cổ tự chọn, Diễn tiểu phẩm hoặc trích đoạn tự chọn không quá 6 phút èDiễn viên sân khấu kịch hát (210226)

Khối T: Sinh, Toán (đề thi khối B), Năng khiếu thể dục thể thao (chạy cự li ngắn, bật tại chỗ, gập thân, có yêu cầu về hình thể)

Khối V: Toán, Lý (đề thi khối A), Vẽ mỹ thuật

Trường Đại học Bách Khoa tp.HCM: thi khối V gồm Toán, Vật Lí thi theo đề khối A cộng với môn năng khiếu "Vẽ đầu tượng" thi riêng (Toán - hệ số 2, Lí và Năng khiếu - hệ số 1). Điều kiện tiên quyết là môn năng khiếu phải có điểm thi ³ 5. Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng đăng kí vào ngành Kiến trúc phải thi môn năng khiếu, điểm thi phải ≥ 5 mới được xét tuyển. Thí sinh đăng kí thi ngành kiến trúc tại trường đại học Bách khoa sẽ có cơ hội được đăng kí tham gia thi thêm môn Anh văn (theo khối A1) để đăng kí chuyển ngành trong nội bộ trường QSB.

Trường Đại học Văn Lang chỉ xét tuyển khối V trên kết quả thi của các trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Mỹ thuật TP.HCM và ĐH Mỹ thuật công nghiệp (Hà Nội)

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật khối V môn Vẽ mỹ thuật là Trang trí mà

5. NHẬN KẾT QUẢ THI VÀ KẾT QUẢ XÉT TUYỂN ĐỢT 1

* Trước ngày 20/8/2013: theo dõi kết quả thi và điểm trúng tuyển đợt 1 trên mạng internet và trên các báo đài.

* Trước ngày 25/8/2013: đến nơi đã nộp hồ sơ đăng kí dự thi để:

- Nhận Giấy báo trúng tuyển đợt 1.

- Nhận 2 Giấy chứng nhận kết quả thi (nếu không trúng tuyển đợt 1 nhưng có kết quả thi cao hơn điểm sàn cao đẳng).

- Nhận Giấy báo điểm (nếu kết quả thi thấp hơn điểm sàn cao đẳng).

6. THAM GIA XÉT TUYỂN CÁC ĐỢT TIẾP THEO (TỪ NGÀY 20/8 ĐẾN NGÀY 30/10/2013)

- Đối với thí sinh dự thi đại học theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nếu không trúng tuyển đợt 1 nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn ĐH thì được tham gia xét tuyển các đợt tiếp theo vào các trường ĐH, CĐ cùng khối thi, trong vùng tuyển (nếu kết quả thi thấp hơn điểm sàn ĐH nhưng bằng hoặc cao hơn điểm sàn CĐ thì được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ cùng khối thi, trong vùng tuyển). Số lượng các đợt xét tuyển tiếp theo do từng trường quy định, mỗi đợt ít nhất 20 ngày và phải kết thúc xét tuyển trước ngày 30/10/2013.

- Đối với thí sinh dự thi cao đẳng theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nếu không trúng tuyển đợt 1 vào trường cao đẳng đã dự thi, nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu theo qui định (không có môn nào bị điểm 0), thì được tham gia xét tuyển các đợt tiếp theo vào các trường CĐ hoặc hệ CĐ của các trường ĐH còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển qui định của các trường.

- Thí sinh đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm Giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.

- Các trường quy định việc nhận bản gốc hay bản sao Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh trong hồ sơ ĐKXT.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

- Hồ sơ ĐKXT gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc hay bản sao có công chứng theo quy định của từng trường) và 1 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

- Thí sinh trúng tuyển nhập học, phải nộp Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi (nếu chưa nộp trong hồ sơ ĐKXT).

Nộp hồ sơ và lệ phí ĐKXT

- Trong thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.

- Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

- Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.

- Hằng ngày, các trường nhận và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh.

7. PHÚC KHẢO VÀ KHIẾU NẠI

- Nếu thấy kết quả thi các môn văn hoá không tương xứng với bài làm và đáp án, thang điểm đã công bố công khai, thí sinh nộp đơn phúc khảo kèm theo lệ phí cho trường trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày trường công bố điểm thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, các trường công bố kết quả phúc khảo cho thí sinh.

- Mọi thắc mắc và đơn thư khiếu nại, tố cáo của thí sinh liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ đều gửi trực tiếp cho các trường và do các trường xử lí theo thẩm quyền.

8. NHẬP HỌC

- Thí sinh trúng tuyển phải đến nhập học theo đúng yêu cầu ghi trong Giấy triệu tập trúng tuyển của trường. Đến chậm 15 ngày trở lên (kể từ ngày ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển), nếu không có lí do chính đáng, coi như bỏ học. Đến chậm do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, được xem xét vào học hoặc bảo lưu sang năm sau.

- Khi đến nhập học cần mang theo: Học bạ; Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (nếu tốt nghiệp trước năm 2013) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (nếu tốt nghiệp năm 2012); Giấy khai sinh; Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có); Giấy triệu tập trúng tuyển.


Giới Thiệu STU
Tin Nổi Bật