Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhóm ngành kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông nói riêng là một trong những ngành được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Hơn thế nữa, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư mạnh mẽ vào nước ta như Intel, Samsung, LG,…
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông là gì?
Là ngành sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để tạo ra vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau. Ngành học này gồm 2 chuyên ngành: điện tử viễn thông và mạng máy tính.
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông học những gì?
Theo học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông (Electronics and Communication Engineering), sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực điện tử truyền thông và được tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật điện điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; số vi ba; hệ thống phát sóng; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh.
Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông ra trường làm gì?
Các Kỹ sư Điện tử - Viễn thông có thể đảm nhiệm công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu và phát triển mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh, cụ thể:
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch, chuyên viên kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch.
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử - viễn thông.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động.
Nếu bạn có đam mê trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Điện tử viễn thông, bạn có thể tiếp tục học, nghiên cứu ở bậc cao học và nghiên cứu sinh, hoặc tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
- Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông tại STU?
- Chương trình đào tạo được xây dựng trên nền tảng vững chắc qua nhiều năm đào tạo đồng thời thường xuyên tham khảo, cập nhật các chương trình tiên tiến của các trường đại học danh tiếng, uy tín hàng đầu trong nước và thế giới. Chương trình đào tạo được đổi mới toàn diện theo hướng hiện đại và hội nhập, gắn liền đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành.
- Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, thâm niên trong nghề, uy tín được khẳng định trong lĩnh vực chuyên môn. Phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm.
- Bên cạnh chương trình lý thuyết, việc tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập là một trong những yếu tố STU luôn chú trọng. Vì vậy, Nhà trường luôn quan tâm và đầu tư hệ thống các phòng thí nghiệm và xưởng thực hành hiện đại và tân tiến nhằm đáp ứng yêu cầu thực hành của sinh viên.