Mã Trường

Mã Trường

Hướng Nghiệp

Có nên chọn ngành Cơ- Điện tử?

Cập nhật 02/03/2017 - 01:00:00 AM (GMT+7)

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện đại thì ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ- Điện tử được xem là một trong những ngành quan trọng chủ chốt mở đường cho công nghệ hiện đại, góp phần cho cuộc sống con người ngày một nâng cao hơn.

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ- Điện tử là gì?

  • Đây là ngành khoa học kết hợp từ các ngành kỹ thuật khác như cơ khí, điện tử, máy tính và công nghệ phần mềm. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện đại thì ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử được xem là một trong những ngành quan trọng chủ chốt mở đường cho công nghệ hiện đại, góp phần cho cuộc sống con người ngày một nâng cao hơn qua các sản phẩm tiện ích và cả những sản phẩm có tính năng vượt trội.
  • Các sản phẩm của ngành cơ điện tử: đồ tiêu dùng, thiết bị y tế, ô tô, các băng chuyển tự động trong nhà máy sản xuất, máy gặt đập liên hợp, máy đóng gói tự động… và cả những robot thông minh có thể thay thế hay hỗ trợ hoạt động cho con người.

2. Các môn học tiêu biểu:Các hệ thống cơ điện tử

  • Công nghệ khí nén- thủy lực
  • Hệ thống đo lường công nghiệp, điều khiển thông minh, điều khiển tự động
  • Vi xử lý- vi điều khiển
  • Xử lý tín hiệu số
  • Hệ thống điều khiển nhúng
  • Kỹ thuật đo lường cơ khí
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Tự động hóa công nghiệp
  • Công nghệ chế tạo máy
  • Công nghệ chế tạo máy- robot

3. Năng lực làm việc sau tốt nghiệp:

  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ- điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động
  • Khả năng Vận hành, khai thác thiết bị công nghiệp trong nhiều ngành sản xuất khác nhau.
  • Khả năng Quản lý kỹ thuật thiết bị công nghiệp.
  • Khả năng Tham gia đổi mới, thiết kế bộ phận trong hệ thống sản xuất công nghiệp.
  • Khả năng Bảo dưỡng, hiệu chỉnh, sửa chữa trang bị công nghiệp.
  • Khả năng Thương mại trong lĩnh vực thiết bị kỹ thuật công nghệ.
  • Và nhiều kỹ năng khác phục vụ cho các ngành liên quan Cơ điện tử

4. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Cơ- Điện tử khi ra trường?

Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Cơ- điện tử là rất nhiều và đa dạng:

  • Sinh viên ra trường có thể công tác tại tất cả những nơi có sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp, tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực cơ khí – điện tử, tự động hoá, chế tạo khuôn mẫu, công nghệ mới với vai trò là kỹ sư thiết kế, tư vấn, vận hành.
  • Trở thành Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động
  • Làm chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử
  • Cơ hội thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử…
  • Nếu yêu thích môi trường giáo dục, bạn vẫn có thể phấn đấu để trở thành một vị giảng viên ưu tú trong ngành Cơ- điện tử.

5. Danh sách những trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật Cơ- điện tử bạn có thể tham khảo:

  • Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
  • Viện đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Mỏ - Địa chất
  • ĐH Công nghệ Sài Gòn
  • …….

6. Lý do chọn ngành Kỹ thuật Cơ- điện tử của trường ĐH Công nghệ Sài Gòn?

  • Bề dày giảng dạy của khoa: Ngành Kỹ thuật Cơ- điện tử của trường STU là một trong những ngành được thành lập đầu tiên cùng với sự thành lập trường.
  • Đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư cơ điện tử đang công tác và làm việc hiệu quả trong các công ty, nhà máy và khu chế xuất...
  • Đội ngũ giảng viên của khoa: Giảng viên cơ hữu của khoa hiện có trên 60% là Tiến sĩ và Thạc sĩ có trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra nhà trường còn mời thêm các PGS, TS, ThS, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về Cơ Điện Tử ở các viện nghiên cứu, trường đại học, lãnh đạo quản lý sản xuất tham gia giảng dạy, hướng dẫn NCKH, hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên.
  • Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại:

+ 2 phòng thí nghiệm Tự động hóa:

+ Xưởng cơ khí

+ Phòng thí nghiệm thủy lực và khí nén

+ Phòng thí nghiệm Truyền động cơ khí

+ PTN Dung sai Đo lường

+ Xưởng Thực hành nguội

+ Xưởng Thực hành hàn

  • Các xưởng và PTN được trang bị nhiều máy cắt, gọt, máy điều khiển theo chương trình số: máy phay CNC, máy tiện CNC, tay máy điều khiển 6 bậc tự do, các hệ thống điều khiển tự động, các thiết bị đo đạc chính xác...
  • Cơ hội tiếp cận máy móc thiết bị hiện đại: Trên 70% tiết học là các tiết thí nghiệp, thực hành.
  • Hoạt động văn- thể- mỹ và các hoạt động học mà chơi, chơi mà học: Khoa có nhiều cuộc thi dành cho SV vừa giải trí vừa nâng cao kiến thức ngành học, nhiều đề tài nghiên cứu của Sinh viên và Giảng viên trong khoa đi vào phục vụ thực tế càng rõ nét hơn như Thiết kế máy gia công tia lửa điện, Thiết kế chế tạo máy sản xuất bún, bánh hỏi, bánh ướt...

7. Tính cách nào phù hợp với ngành?

  • Yêu thích các kỹ thuật điện tử, các ngành nghề công nghệ hiện đại
  • Đam mê sáng tạo
  • Tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, tính chính xác và thích mày mò
  • Tư duy logic
  • Tinh thần chia sẻ, học hỏi và hợp tác, làm việc theo nhóm
  • Học khá các môn tự nhiên như toán học, vật lý

Tin Nổi Bật

Giới Thiệu STU