Mã Trường

Mã Trường

Hướng Nghiệp

Học nghiệp vụ để định hướng nghề nghiệp tương lai

Cập nhật 03/05/2013 - 10:59:24 AM (GMT+7)

Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường và bước vào môi trường làm việc mà không hề có sự định hướng hay chuẩn bị kĩ lưỡng. Điều này khiến họ bị giảm khả năng cạnh tranh khi xin việc và chậm thích nghi với nhiệm vụ được giao.

Tại sao sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn khó tìm việc?

Vì sao sinh viên đã cầm tấm bằng tốt nghiệp trong tay vẫn không đủ sức đi làm? Họ thiếu điều gì và phải làm gì để sẵn sàng đón nhận những thử thách của công việc đầu đời? Thật sự thì bằng cấp vẫn chưa đủ để dự tuyển khi đi xin việc làm. Bằng cấp rất cần thiết, nhưng đó chỉ là tấm giấy thông hành để một tân cử nhân bước vào đời. Cái cần thiết và quan trọng hơn nữa là kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, khả năng hòa nhập với công việc. Trong thời đại này, chúng ta phải nhìn nhận rằng các nhà tuyển dụng tuyển người biết làm việc chứ không tuyển bằng cấp. Nếu bạn không có kỹ năng, bạn sẽ thua cuộc trong cuộc đua giành một công việc như ý.

Chị Lê Bích Phương, hiện đang làm trợ lý  giám đốc cho một công ty chuyên kinh doanh phần mềm, cho biết: “Tôi tốt nghiệp đại học ngành quán lý nhà hàng khách sạn nhưng hiện nay lại làm về marketing. Vì thế khi mới bắt đầu, tôi chẳng biết gì về nghiệp vụ cả. Tôi không biết quy trình marketing của công ty là như thế nào, của hãng là ra sao, làm sao để xác định khách hàng mục tiêu, các từ ngữ chuyên môn nghe không hiểu gì cả. Tất cả đều quá mới mẻ, tôi phải học từ đầu. Vì vậy mà vấp phải không ít sai sót và công việc cũng bị chậm hơn mọi người nhiều, tôi tiếp thu công việc không nhanh nhạy bằng những người đã được học về nghiệp vụ. Vả lại công ty của tôi làm về phần mềm nên tôi phải vất vả lắm mới nắm bắt được sản phẩm. Phải nhìn nhận sự thật rằng nếu không có nghiệp vụ thì khó lòng làm việc chuyên nghiệp được.”

Lợi ích từ các khóa học nghiệp vụ

Hơn nữa, trong nền kinh tế luôn thay đổi như hiện nay, mọi kế hoạch nghề nghiệp đều có thể thay đổi. Vì thế bạn sẽ sẵn sàng cho mọi

Nhiều sinh viên khi ra trường vẫn còn mập mờ về định hướng nghề nghiệp của mình. Không ít người chọn giải pháp “nhắm mắt đưa chân”, nộp hồ sơ vào bất cứ công ty nào đang tuyển dụng, mặc dù họ hoàn toàn mù mờ về chính công việc mà họ quyết định đăng ký. “Nghề chọn người chứ đâu phải người chọn nghề”, đó là câu tự an ủi của những người rơi vào trường hợp đó. Nhưng công việc gắn liền với cuộc đời bạn. Bạn không thể làm một việc mà bản thân không hề thích. Nếu bạn không biết chọn lĩnh vực nào, bạn có thể thử tìm hiểu nghề nào đó xem mình có thích hay không. Và các khóa học nghiệp vụ chính là cơ hội để bạn vừa thử sức với một lĩnh vực mới, vừa có được một cơ hội mới nhờ vốn kiến thức thực tế và chứng chỉ đào tạo bạn được nhận sau khóa học.

Anh Trần Văn Bình, nhân viên truyền thông của công ty Vero, nói về việc học nghiệp vụ: “Được học thì làm quen với công việc nhanh hơn, đỡ bỡ ngỡ hơn. Tất nhiên mọi người vẫn có thể tự học các kỹ năng nghiệp vụ nếu họ biết cách. Nhưng tự học mất khá nhiều thời gian, còn tham gia một khóa đào tạo tiết kiệm thời gian hơn mà lại mở rộng được mối quan hệ.”

Ngay cả khi bạn đã có việc làm, mục tiêu về công việc cũng không thể chỉ dừng lại ở đó. Khi ấy, bạn cần kiểm soát được công việc của mình. Muốn vậy bạn phải không ngừng học. Mọi khóa đào tạo nghề đều có thể cải thiện cơ hội, giúp bạn có được công việc tốt hơn và sự nghiệp thành công hơn. Họ sẽ đào tạo bạn về một lĩnh vực riêng biệt và giúp bạn có được những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Có được chứng chỉ công nhận chính thức trong tay, bạn có thể xin được công việc tốt nhất trong lĩnh vực đó và sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để thành công trên con đường mà bạn chọn.thử thách nếu giữ được thái độ tích cực và luôn mở rộng vốn kiến thức nghề nghiệp bất cứ khi nào có thể. Điều bạn học hôm nay chính là nền tảng cho mọi thứ bạn làm trong tương lai.

Tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ giúp bạn đứng vững khi cạnh tranh với các đối thủ khác.  Chẳng hạn khi làm việc trong lĩnh vực PR, nếu đã được học về nghiệp vụ quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng cao hơn các đối thủ cũng mới vào nghề mà chưa hề tham gia một khóa đào tạo nào. Trau dồi khả năng nghiệp vụ giúp bạn tự nâng cao giá trị của mình.

Anh Đào Trọng Hổ, trưởng phòng nhân sự chi nhánh của công ty TNHHMTV dịch vụ bảo vệ, vệ sĩ Thành Công, cho biết: “Việc học kĩ năng khi còn học ở trường là rất cần thiết vì nó bổ trợ rất nhiều cho chúng ta khi bắt đầu thời gian đi làm. Nó sẽ giúp ta có được nền tảng vững vàng, sẵn sàng để học hỏi những điều mới. Các kĩ năng đó sẽ giúp sinh viên tự tin hơn nhiều khi bước vào môi trường làm việc đầy thử thách”

DSC027661

Khi nào bạn có thể bắt đầu tham gia các khóa học nghiệp vụ?

Bạn có thể tham gia các khóa học kĩ năng nghiệp vụ ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường để có được định hướng và hình dung về công việc tương lai. Nếu không bạn có thể đăng ký các khóa đào tạo trong thời gian chờ xét tốt nghiệp hoặc ngay sau khi tốt nghiệp, vì khoảng thời gian đó bạn chưa bắt đầu đi làm. Nhưng nếu bạn đã đi làm thì vẫn có thể bổ sung thêm kiến thức nghiệp vụ của mình bằng các khóa học buổi tối. Tốt nhất là bạn nên đăng ký các khóa học có cấp chứng chỉ chính thức của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề. Chứng chỉ này có thể giúp bạn có thêm triển vọng để có công việc tốt hơn.

Anh Hổ khuyên: “Các bạn sinh viên năm ba, năm tư đã có thể học các lớp nghiệp vụ. Trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tôi thấy những người được trang bị các kĩ năng nền thì khi tiếp nhận công việc sẽ có lợi thế hơn nhiều so với những người tự mò mẫm. Tôi thấy tiếc vì trước khi đi làm đã không tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ. Khả năng tuyển dụng và xác định nguồn tuyển dụng cũng như khả năng quản lý của những người được học nghiệp vụ đều tốt hơn tôi khi mới bắt đầu vào nghề. Họ cũng tiến bộ nhanh hơn.”

(Sưu Tầm)


Giới Thiệu STU