Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Hướng Nghiệp

Dự báo Nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2025 đến 2030.

Cập nhật 30/12/2021 - 12:12:40 PM (GMT+7)

Việc chọn ngành học là rất quan trọng đối với các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia. Vậy làm thế nào để chọn đúng ngành học? Bên cạnh hiểu được bản thân giỏi gì, thích gì và muốn trở thành ai thì việc chọn ngành học dựa vào Dự báo Nhu cầu nguồn nhân lực là bước cần thiết. Hãy cùng STU đến với bài nghiên cứu Dự báo nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2025 đến năm 2030 của Chuyên gia Trần Anh Tuấn nhé!

I. Thị trường việc làm

Trong thị trường việc làm hiện nay và tương lai, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, kỹ năng thấp, … sẽ mất lợi thế cạnh trạnh, một phần lực lượng lao động kỹ năng thấp sẽ bị thải đồng thời rất thiếu những người có kỹ năng và thái độ làm việc tốt. Vì vậy, người lao động trong tất cả ngành nghề chủ động trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp.

1. Để phù hợp thị trường lao động phát triển theo yêu cầu công nghiệp 4.0 và hội nhập, phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp.
- Năng lực nghề nghiệp (am hiểu và ứng dụng nghề, thích ứng môi trường làm việc, dễ đào tạo nâng cao...);
- Kỹ năng đặc biệt kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và hài hòa áp lực công việc;
- Kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động;
- Hiểu và ứng dụng thiết bị công nghệ bao gồm công nghệ thông tin;
- Sử dụng tốt 01 ngoại ngữ;
- Hiểu biết cụ thể về thị trường và pháp luật bao gồm pháp luật lao động.
2. Thị trường lao động mở với 06 xu hướng việc làm:  
- Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế;
- Khu vực kinh tế phi chính thức (lao động tự do các nhóm ngành dịch vụ, phục vụ và tiểu thủ công nghiệp);
- Xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài;
- Di chuyển lao động theo nhu cầu thị trường lao động các tỉnh thành, khu vực kinh tế và quốc gia và hội nhập;
- Khởi nghiệp
- Khởi sự kinh doanh, tự tạo việc làm.

II.  Dự báo nhu cầu nhân lực giai đoạn 2021-2025 đến 2030

STT

KHU VỰC

NHÂN LỰC

1

Đông Nam Bộ

735.000 người/năm 

2

Đồng bằng sông Cửu Long

600.000 người/năm 

3

Vùng Tây Nguyên

200.000 người/năm 

4

TP. Hồ Chí Minh

330.000 người/năm 

 

 

DỰ BÁO 12 NHÓM NGÀNH NGHỀ CẦN NHIỀU NHU CẦU NHÂN LỰC

GẮN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ SỐ.

STT NHÓM NGÀNH
1 Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin; Hệ thống thông tin quản lý
2 Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí (Cơ điện tử, Chế tạo máy, Nhiệt, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô - Tàu thủy), Tự động hóa, Điện - Điện tử, Công nghệ Hàn, Công nghệ Dệt - Sợi - May; Quản lý công nghiệp, Bảo dưỡng công nghiệp.
3 Kiến trúc - Kiến trúc cảnh quan - Kiến trúc đô thị, Thiết kế đồ họa, Thiết kế ánh sáng, Thiết kế thời trang, Mỹ thuật ứng dụng, Truyền thông đa phương tiện, Cấu trúc thông tin.
4 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Khoa học Môi trường, Khoa học và công nghệ vật liệu
5 Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học - Hóa (Dược, Sinh, Mỹ phẩm, Thực phẩm...)
6 Công nghệ Nông - Lâm (Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai, Khoa học Môi trường, Chăn nuôi - Thú y, Lâm sinh, Công nghệ sau thu hoạch), Công nghệ Thủy - Hải sản (Nuôi trồng, Chế biến).
7 Kinh tế - Thương mại, Quản trị Kinh doanh - Thương mại điện tử, Marketing - Digital Marketing, Logistics, Quản trị Nhân lực, Quản trị Doanh nghiệp, Kinh doanh Nông nghiệp, Quản lý Bệnh viện, Quản trị Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo.
8 Tài chính Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp
9 Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành, Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị Khách sạn, Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống.
10 Khoa học Xã hội - Tâm lý, Luật, Ngôn ngữ (Biên dịch - Phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn)
11 Sư phạm kỹ thuật và Sư phạm giáo dục, Quản lý giáo dục.
12 Y, Dược, Điều dưỡng, Nha khoa, Kỹ thuật y học. Y tế công công và quản lý y tế, Thẩm mỹ - Chăm sóc sắc đẹp; Công nghệ dưỡng sinh

Theo Trần Anh Tuấn - Chuyên gia Dự báo nhân lực

Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực.