Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Hướng Nghiệp

Ngành Công nghệ Thông tin tiếp tục 'khát' nhân lực.

Cập nhật 22/02/2021 - 03:29:01 PM (GMT+7)

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, năm 2021 được các chuyên gia dự báo nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ tăng cao, trong khi việc tuyển dụng sẽ rất khó khăn.

Trong tháng 1-2/2021, Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ Thăng Long (trụ sở tại Q.Hà Đông, Hà Nội) có nhu cầu tuyển 100 kỹ sư Công nghệ Thông tin (CNTT), nhưng việc tuyển dụng gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Lê Duy Thứ, Trưởng ban CNTT của công ty này, cho biết nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này tăng cao khi Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số, công nghệ 4.0, các doanh nghiệp (DN) mới trong lĩnh vực CNTT ra đời ngày càng nhiều, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về nhân lực không đáp ứng đủ.

 

 

Ngành Công nghệ thông tin là gì? Tại sao nên chọn ngành Công nghệ Thông tin?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ Thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Có thể thấy ở xã hội hiện đại, hầu hết mọi thứ trong cuộc sống đều liên quan đến ứng dụng Công nghệ Thông tin, nhờ vậy, các hoạt động đời sống như giao tiếp, giải trí hay làm việc đều trở nên dễ dàng hơn.

Ngành Công nghệ Thông tin học những gì?

Học ngành Công nghệ Thông tin, sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng,…

Học chuyên ngành Công nghệ Thông tin, sinh viên được trang bị kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Hiện nay, nhiều chuyên gia nhận định, điểm yếu lớn của nhân lực Công nghệ Thông tin là khả năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm. Hiểu được điều đó, STU luôn chú trọng chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người kỹ sư IT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.

 

 

Học Công nghệ Thông tin ra trường làm công việc gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin có thể làm việc trong môi trường đa dạng: các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,…

Hơn nữa, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình.

Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các phần mềm.

- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các phần mềm do lập trình viên tạo ra.

- Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng  máy tính,…

- Chuyên gia điều phối, quản lý các dự án công nghệ thông tin.

Tại sao nên học ngành Công nghệ Thông tin ở STU?

- Khoa Công nghệ Thông tin của STU được đánh giá là một trong 3 ngành đào tạo mũi nhọn. Với đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường đại học tiên tiến của Việt Nam và trong khu vực.

- Hiện nay, cơ sở vật chất thuộc khoa gồm 09 phòng máy tính với khoảng 350 máy tính được kết nối mạng và trang bị hiện đại, có thể cài đặt và vận hành các phần mềm hệ thống và ứng dụng nhằm phục vụ tốt nhất.

- Với chất lượng giảng viên và cơ sở vật chất tốt, STU tự tin sẽ đào tạo được các kỹ sư với nền tảng lý thuyết vững vàng, khả năng thực hành tốt cùng với các kiến thức xã hội không thể thiếu.

 

 

Năm 2021, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (mã trường: DSG) tiếp tục tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin (mã ngành: 7480201) với 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển bằng học bạ THPT lấy điểm 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12)Xét tuyển bằng học bạ lớp 12 THPT lấy điểm 5 học kỳ (tổng điểm trung bình của năm học lớp 10, 11 và HK1 lớp 12)Xét tuyển bằng học bạ lớp 12 THPT lấy điểm trung bình cuối năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyểnXét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 lấy tổng điểm của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyểnXét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM 2021. Và STU bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 15/3/2021.

Xem Đề án tuyển sinh 2021 tại đây.

Nếu có thắc mắc, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ với STU qua cổng thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ thêm:

VĂN PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Địa chỉ: 180 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 38.505.520 - 115 hoặc 116

Website: www.stu.edu.vn

Fanpage: www.facebook.com/DHCNSG