Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Hướng Nghiệp

Ngành Công nghệ thực phẩm có gì “hút”?

Cập nhật 02/03/2017 - 01:00:00 AM (GMT+7)

Nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch, được chế biến vệ sinh, an toàn. Chính vì vậy Ngành công nghệ thực phẩm được xem là một ngành “đón đầu xu thế hội nhập” và nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao không ngừng.

1. Ngành Công nghệ Thực phẩm là gì?

  • Công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

2. Các môn học tiêu biểu trong ngành Công nghệ thực phẩm:

  • Hóa thực phẩm
  • Nguyên liệu và phụ gia thực phẩm
  • Đánh giá cảm quan thực phẩm
  • An toàn vệ sinh thực phẩm
  • Phân tích thực phẩm, dinh dưỡng
  • Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm
  • Quản lý chất lượng thực phẩm
  • Kỹ thuật thực phẩm
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm
  • Công nghệ chế biến nhiệt lạnh; công nghệ bia rượu
  • Marketing thực phẩm, phát triển sản phẩm mới
  • Công nghệ bao gói thực phẩm
  • Vi sinh thực phẩm và phân tích vi sinh
  • Enzym trong công nghệ thực phẩm….

3. Năng lực làm việc sau tốt nghiệp:

  • Sinh viên có kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng
  • Kiến thức chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá
  • Kiến thức về công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực
  • Nhiều kiến thức hữu ích về công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống,...

4. Cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở với sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm:

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể áp dụng kiến thức ngành học này. Vì vậy cơ hội nghề nghiệp trong ngành này cũng rộng mở hơn cho Sinh viên:

  • Làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm
  • Làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu
  • Có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…
  • Bồi bổ thêm nghiệp vụ sư phạm để có thể trở thành giảng viên ưu tú trên giảng đường

5. Bạn có thể học Công nghệ thực phẩm ở đâu?

Hiện có khá nhiều trường ĐH đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, bạn có thể tham khảo một số trường sau:

  • ĐH Bách khoa Hà Nội
  • ĐH Bách khoa- ĐH Quốc Gia Tp. HCM
  • ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM
  • ĐH Công nghiệp Tp. HCM
  • ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM
  • ĐH Công nghệ Sài Gòn
  • ……

6. Những lý do khiến bạn không nên bỏ qua ngành Công nghệ Thực phẩm của trường ĐH Công nghệ Sài Gòn?

  • Khoa có bề dày lịch sử giảng dạy, từ những năm đầu thành lập trường cho đến bây giờ
  • Được xem là một trong những thế mạnh đào tạo của trường với nhiều chương trình đào tạo:
      • Đào tạo trình độ Thạc sĩ, Đại học và Cao Đẳng
      • Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học
      • Bồi dưỡng chuyên môn sau tốt nghiệp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng
      • Đào tạo chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm mới
      • Đào tạo chuyên đề, cấp tín chỉ uy tín:
      • Đào tạo chuyên đề, cấp tín chỉ uy tín: + Quản lý chất lượng thực phẩm+ Phân tích và đánh giá thực phẩm+ Marketing thực phẩm
  • Đặc biệt: Giảng viên của khoa: có đến 33 giảng viên cơ hữu, gồm 2 Giáo sư, 2 Phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 18 thạc sĩ và 4 kỹ sư giỏi chuyên môn, nhiều giảng viên thỉnh giảng từ các trường ĐH có uy tín, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý sản xuất và kinh doanh giàu kinh nghiệm của các Viện nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp.
  • Trưởng khoa: GS. TSKH. Lưu Duẩn: là người Việt Nam đầu tiên được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế.
  • Chất lượng đào tạo: Chương trình đào tạo của khoa được Liên đoàn khoa học và công nghệ thực phẩm Thế giới IUFoST công nhận đạt chuẩn IUFoST.
  • Cơ hội cho Sinh viên: + Tham gia các hoạt động của các hội nghề nghiệp: Hội Khoa Học Công nghệ Thực phẩm Việt Nam (VAFoST), Hội Dinh dưỡng, Hội Kỹ thuật Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Hội Hóa học.+ Tham gia hoạt động xã hội và Sản xuất, tham gia chiến dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố, lao động hỗ trợ theo thời vụ sản xuất.
  • Thành tích của Sinh viên ở khoa: Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học: giải nhì Eureka 2007, giải ba Eureka 2006…

7. Những tố chất cần có khi theo học ngành Công nghệ thực phẩm:

  • Có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm
  • Yêu thích nghiên cứu về thực phẩm
  • Nhạy bén, nhanh nắm bắt được tâm lý, nhu cầu ẩm thực của người khác
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ và nhẫn nại
  • Ham tìm tòi, học hỏi
  • Có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích cao