Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Hướng Nghiệp

Học Ngành Điện- Điện tử cần những tố chất nào?

Cập nhật 02/03/2017 - 01:00:00 AM (GMT+7)

Yêu thích các thiết bị điện tử, hay tò mò, tìm tòi, học hỏi về các hệ thống, máy móc thiết bị liên quan về điện, và có tính sáng tạo… là những tố chất cần thiết cho người học ngành Điện- Điện tử

1. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử là gì?

  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử là ngành học liên quan đến việc nghiên cứu, áp dụng và xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động. Trong cuộc sống hiện nay, điện- điện tử được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống, là mấu chốt giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác phát triển. Vì vậy ngành Công nghệ kỹ thuật Điện- Điện tử được xem là một ngành học phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nói riêng và thế giới nói chung.

2. Sinh viên Điện- Điện tử được học những gì?

Một số môn học tiêu biểu của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử:

  • Kỹ thuật điện, đo lường điện và thiết bị đo
  • Kỹ thuật lập trình
  • Kỹ thuật vi xử lý, xử lý số tín hiệu
  • Kỹ thuật máy tính
  • Hệ thống điều khiển tự động, Ăng ten truyền sóng
  • Công nghệ chip, công nghệ robot
  • Khí cụ điện và máy điện…

3. Sau tốt nghiệp, bạn có thể làm những gì?

  • Kiến thức về kỹ thuật ứng dụng các hiện tượng điện tử vào việc sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng điện hiệu quả và an toàn; nghiên cứu, khai thác và thiết kế các hệ thống điện và mạng điện; nghiên cứu qui trình quản lý và sử dụng các thiết bị điện trong dây chuyền tự động hóa
  • Có khả năng chế tạo một số công đoạn tự động trong dây chuyền sản xuất hiện đại; quản lý kỹ thuật tại cơ sở công tác về điện công suất, hệ thống điện, mạng điện.
  • Kiến thức về công nghệ tích hợp của điện tử, máy tính,cơ khí và lý thuyết điều khiển để tạo ra các sản phẩm và hệ thống thông minh, học về thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các sản phẩm và các hệ thống được điều khiển bằng vi xử lý & máy tính điện tử.

4. Cơ hội nghề nghiệp:

  • Sau khi tốt nghiệp tại Khoa Điện- Điện tử, sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư và có khả năng làm việc tại hầu hết các cơ quan, công ty, nhà máy, xí nghiệp, các tổ chức thuộc lĩnh vực kỹ thuật và các lĩnh vực có liên quan:
  • Thiết kế, xây dựng, và vận hành các thiết bị Điện- Điện tử.
  • Chuyên viên kỹ thuật, tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các nhà máy điện, hệ thống truyền tải, công ty điện lực, công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy điện cơ, nhà máy sản xuất biến thế, khí cụ điện, cáp điện, nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử, tại các nhà máy, xí nghiệp, công trường, các cơ sở dân dụng có nhiều trang thiết bị điện, điện tử v.v… các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay công ty liên doanh với nước ngoài.
  • Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.

5. Tôi có thể chọn học ngành kỹ thuật cơ điện tử ở đâu?

  • ĐH Bách Khoa Hà Nội
  • ĐH Bách Khoa Tp. HCM- ĐH Quốc Gia Tp. HCM
  • ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
  • Trường ĐH Giao thông vận tải
  • ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông
  • ĐH Công Nghệ Sài Gòn
  • …….

6. Vì sao nên chọn ngành Kỹ thuật Điện- điện tử của trường ĐH Công nghệ Sài Gòn?

  • Bề dày giảng dạy của khoa: Ngành Kỹ thuật Điện- điện tử của trường STU có lịch sử 20 năm hình thành và phát triển trong công tác giảng dạy.
  • Đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư Điện- điện tử uy tín, công tác và làm việc hiệu quả trong các công ty, nhà máy, các doanh nghiệp trên khắp cả nước.
  • Đội ngũ giảng viên của khoa: Gồm 6 tiến sĩ, 20 thạc sĩ, các kỹ sư và cử nhân giỏi chuyên môn và nhiều giảng viên thỉnh giảng từ các trường ĐH có uy tín.
  • Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại: gồm 12 Phòng thí nghiệm, 02 Xưởng thực tập và 1 Câu lạc bộ học thuật:
    • PTN CAD
    • PTN Công nghệ Chip
    • PTN Điện
    • PTN Điện tử Công suất
    • PTN Điện tử số
    • PTN Kỹ  thuật Điện tử
    • PTN Mạch và đo
    • PTN PLC
    • PTN Schneider
    • PTN Thông tin quang
    • PTN Viễn thông
    • PTN Viễn thông cở sở
    • Xưởng thực tập Điện
    • Xưởng thực tập Điện tử
    • CLB Sáng tạo
  • Cơ hội tiếp cận máy móc thiết bị hiện đại: Trên 70% tiết học là các tiết thí nghiệp, thực hành
  • Hoạt động văn- thể- mỹ và các hoạt động học mà chơi, chơi mà học: Khoa có nhiều cuộc thi dành cho SV vừa giải trí vừa nâng cao kiến thức ngành học: Các cuộc thi sáng chế trong khuôn khổ nhà trường và cấp Quốc gia, các cuộc thi chế tạo robot, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học ngay từ năm học đầu tiên. Sinh viên của Khoa đã đạt được nhiều thành tích, đặc biệt là 3 năm vào được vòng chung kết cuộc thi “ Sáng tạo Robocon toàn quốc". 
  • Đặc biệt, các sinh viên tốt nghiệp hạng giỏi & xuất sắc, có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL 500, được học bổng 50% chuyển tiếp sang học trường Ðại học CUA – Washington Hoa kỳ và được cấp bằng của Đại học danh tiếng này http://engineering/cua.edu/electrical.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện- điện tử ?

  • Yêu thích các thiết bị điện tử
  • Hay tò mò, tìm tòi, học hỏi về các hệ thống, máy móc thiết bị liên quan về điện
  • Có tính sáng tạo, kiên trì, nhẫn nại và độ chính xác
  • Thông minh, năng động
  • Học khá về các môn tự nhiên như toán, lý là một ưu thế khi chọn học ngành này.