Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Hướng Nghiệp

Kinh nghiệm người đi trước

Cập nhật 10/09/2015 - 10:05:53 AM (GMT+7)

Nếu tôi không lầm thì ngày mai các bạn sẽ tốt nghiệp và rời khỏi mái trường này. Vậy thì, tôi chân thành đề nghị các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về con đường mà mình sẽ lựa chọn để đi tiếp trong những ngày sắp tới. Ngoài kia, cuộc sống không hề đơn giản và suôn sẻ như các bạn vẫn hình dung đâu.

Các bạn có biết câu chuyện của Chekhov kể về một lữ khách đứng trước ba ngả rẽ chứ? Nếu anh ta rẽ phải thì sẽ bị sói vồ; nếu anh ta rẽ trái thì sẽ ăn thịt bầy sói và cuối cùng, nếu cứ đi thẳng thì anh ta sẽ tự ăn thịt chính mình. Các bạn biết không, cánh cổng của trường đại học cũng giống như cánh cửa của một cái chuồng chim câu khổng lồ. Một khi nó bật mở thì các bạn, cũng như chú chim bồ câu kia, sẽ nháo nhào ùa ra làm náo nhiệt cả một góc trời, nhất là khi các bạn đang khoác trên mình chiếc áo choàng cử nhân. Vấn đề sẽ không đến nỗi nào nếu từng người một ra đi. Lúc đó, xã hội mới có thời gian và nhu cầu mà từ từ tiếp nhận các bạn. Và chính phủ cũng tránh được  cái tình trạng ngộp thở vì bị “ bội thực cử nhân”.
 
Chẳng lẽ các bạn, những sinh viên của ngành xuất bản, lại không nhìn thấy được  thực trạng ảm đạm của nạn thất nghiệp hiện nay trên toàn nước Mỹ hay sao? Người viết thậm chí còn nhiều hơn người đọc. Cậu bạn Kurt Vonnegut của tôi đã từng nửa dùa nửa thật đề nghị biện pháp duy nhất để cứu lấy ngành xuất bản là bắt buộc tất cả những ai sống bằng tiền trợ cấp xã hội, mỗi lần nhận tiền thì phải mua một cuốn sách để đọc.
 
Một thực tế mà tôi biết được là, có rất nhiều sinh viên thừa nhận sai lầm khi từng nghĩ: “phải đậu đại học bằng mọi giá…”. để rồi sau đó, dù biết mình đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc theo đuổi ngành học không phù hợp với nguyện vọng nhưng họ lại không dám “dũng cảm” bỏ học để tìm cho mình một lối đi khác! Các bạn nên biết một điều rằng, có những bằng cấp mang lại cho ta lương bổng hậu hĩ nhưng cũng có những bằng  cấp chẳng cho ta lợi ích gì. Có lúc, chính tay nghề lại làm nên sự khác biệt về lương bổng, chính khả năng giải quyết công việc của bạn quyết định bạn được trả lương ở mức nào chứ không phải bạn đã học ở đâu.  Theo tôi, tấm bằng đại học chỉ là hình thức còn tri thức và kỹ năng nghề nghiệp mới là những thứ thật sự cần thiết , là hành trang không thể thiếu giúp các bạn vào đời. Chúng ta có thể tiếp thu tri thức ở bất kỳ đâu, mọi nơi mọi lúc, chứ không nhất thiết phải học trong trường đại học.
 
Tuổi trẻ là khoảng thời gian lý tưởng nhất để trau dồi sự hiểu biết nên các bạn phải biết tranh thủ, phải thực sự nỗ lực hết mình. Tôi cho rằng đại học không phải là con đường duy nhất để mở ra tương lai cho thế hệ trẻ. Bởi lẽ, đại học chỉ mang đến cho chúng ta nền tảng tri thức tổng hợp, chứ không phải kỹ năng công việc cụ thể, kinh nghiệm thực tiễn hay vốn sống.
 
Vì vậy tôi chân thành khuyên rằng, nếu chưa xác định cho mình một hướng đi đúng đắn và phù hợp, chưa sẵn sang cho bước ngoặt hoà nhập vào xã hội bên ngoài, thì các bạn cứ ngồi nán lại thêm một chút, bình tâm suy xét và lựa chọn. Tại sao chúng ta phải tiếp tục đi khi chưa tìm ra được lối đi tốt nhất? Hãy ngừng lại ngay từ lúc khởi đầu, nếu các bạn cảm thấy điểm đến phía trước còn quá mơ hồ. Đừng e ngại trước những ngã rẽ một khi bạn chẳng biết mình đang đi về đâu và khi nào sẽ kết thúc.