Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Tin Tức Các Báo

“Đừng ngủ quên trong chiến thắng nhé nền GD Việt Nam”

Cập nhật 05/12/2013 - 09:13:03 AM (GMT+7)

Hàng trăm độc giả gửi ý kiến bình luận chia sẻ cảm giác vui mừng, phấn khởi và gửi gắm những trăn trở tâm huyết về giáo dục nước nhà khi đọc thông tin học sinh Việt Nam đạt thứ hạng cao trong lần đầu tiên tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA.

“Mừng hơn bất cứ điều gì!”

Đó là chia sẻ của độc giả có địa chỉ email tranphong1511@gmail.com trước thông tin học sinh Việt Nam lần đầu tiên tham gia chương trình đánh giá PISA (2012) và xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.

“Chúc mừng Việt Nam. Tôi thực sự vui mừng về điều này.” - Người gửi: Bùi Xuân Hiếu, email:  buixuanhieu@gmail.com 

 “Hoan hô học sinh Việt Nam. Tôi cũng thấy tự hào cho nền giáo dục nước nhà và ngưỡng mộ thế hệ trẻ” -  Người gửi: Le Hoa, email: lehoa120569@yahoo.com.vn 

“Thật tự hào về nền giáo dục của Việt Nam” - Người gửi: Hạnh Nguyễn, email:  myhanhyb@gmail.com 

“Cố lên Việt Nam của tôi” - Người gửi:  Trung Nghĩa, email: trungnghia250193@gmail.com 

“Thật tự hào! Tôi là người Việt Nam.” - Người gửi:  Nguyễn Xuân Mẫn, email:  nguyenmanlvn@gmail.com 

 
 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ niềm vui về kết quả của học sinh Việt Nam trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA trong buổi tọa đàm trực tuyến về giáo dục sáng nay 4/12.
Ngoài cảm giác phấn khởi, tự hào, nhiều độc giả cũng bày tỏ những trăn trở về thực trạng giáo dục hiện nay khi vẫn còn tình trạng học nhồi nhét, học thiên về lý thuyết, học sinh còn kém về thực hành...

“Ngày nay các em học nhiều quá”

“Rất đáng mừng và tự hào xong cũng phải nói rằng ngày nay các em học nhiều quá, cần phải có sự cải cách phù hợp cho từng lứa tuổi. Cho các cháu có thời gian vui chơi, giải trí” - Người gửi:  Nguyễn Xuân Trường, email: truongtvt69@gmai.com 

“Mình là một giáo viên bộ môn Hóa THCS. Thực sự mình thấy các em phải học quá vất vả, nhồi nhét kiến thức với bao áp lực. Về lí thuyết các em rất chắc  nhưng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thì...” - Người gửi:  Tran Duyen, email:  duyenvinh@gmail.com 

 “Trường tôi là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vừa rồi được chọn ngẫu nhiên tham gia khảo sát PISA. Học sinh làm bài thi có sự giám sát chặt chẽ của ban tổ chức và các em làm bài một cách nghiêm túc. Kết quả đạt được là chất lượng thực tế của học sinh. Việc chọn trường tham gia là ngẫu nhiên, học sinh được chọn cũng là ngẫu nhiên.” - Người gửi: Quốc Tuấn, email: maiquoctuankp@yahoo.com

 

“Việt Nam cũng rất nhiều học sinh đạt giải trong các cuộc thi quốc tế, cũng như các giải robocon. Nhưng có vẻ như chúng ta chỉ học để thi.” - Người gửi: Linh Hoang, email: kim_le_duc_89@yahoo.com 

“Mình cũng có chung ý kiến với mọi người vậy. Mặc dù không thể phủ nhận con người VN cần cù thông minh, sáng tạo nhưng vẫn cần xem xét lại kiểu giáo dục nhồi nhét, nặng về lý thuyết của nước mình.” - Email: van1994aof@gmail.com

“Không biết nên vui hay nên buồn. Học nhồi nhét, học sinh và lứa tuổi thiếu niên không có thời gian giải trí; học lý thuyết suông, không có sáng tạo và không có kỹ năng xử lý tình huống....” -   Người gửi:  Minh Phan, email:  gmo@la-residence-hue.com 

 “Kết quả này theo tôi không có gì đáng ngạc nhiên. Học sinh của ta bị nhồi nhét lượng kiến thức quá nhiều, trong khi không được chú trọng thực hành. Trong khi người Việt Nam vốn nổi tiếng về tính cần cù, sáng tạo. Nên trong các cuộc thi mang tính lý thuyết thuần tuý sẽ dễ đạt thành tích cao. Chỉ tiếc cho là mọi việc chỉ dừng ở đó bởi khi học tiếp lên để bước ra thực tế cuộc sống học sinh ta "mất lực" ngay, vì thiếu mọi sự đồng bộ cần thiết hỗ trợ cho các em kể cả các kỹ năng sống. Nôm na nguồn tài nguyên trí tuệ của chúng ta thì dồi dào nhưng khai thác và sử dụng quá kém. Thiếu đồng bộ trầm trọng ở tất cả các khâu trong huy động, sử dụng, phát huy và tái tạo lực lượng lao động.” - Người gửi:  Khánh Hưng, email: khanhhungstc@gmail.com 

“Học sinh Việt Nam không phải kém. Từ trước tới nay tại các giải ta vẫn đứng top cao. Nhưng vấn đề là sau này khi ra đới khả năng ứng dụng vào công việc đang thấp lắm” - Email:  hoangvanthanhvov55@gmail.com 

“Về học lý thuyết, tôi đồng ý học sinh Việt nam không kém học sinh các nước, nhưng về khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn thì quả là vấn đề không thể yên tâm được.” - Người gửi:  Dinh Van Vuong, email: vuonghbdpi@gmail.com 

“Vâng, thưa các bạn. Học thì giỏi nhưng khả năng thực hành thì quá kém.” - Email:  huongnguyen887@gmail.com 

“Rất mừng phấn khởi khi học sinh Việt Nam xếp hạng cao Pisa về khoa học, toán và đọc hiểu. Nhưng tôi cho rằng không nên quá chủ quan về trình độ, ngành giáo dục cần phải quan tâm đặc biệt về giáo dục ý thức của hs hiện nay. Thực trạng thấy rằng hs Việt Nam ý thức rất kém, tình trạng bạo lực tuổi học trò, hs vi phạm về giao thông tràn lan, hs hỗn láo.” - Email: quangdg07@gmail.com 

“Với chương trình học quá nặng nề như hiện nay thì học sinh VN đạt PISA cao cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, học sinh VN thiếu sự sáng tạo và phản biện, thiếu các kỹ năng sống...và đa số các phụ huynh có điều kiện vẫn muốn đưa con em mình đi du học Anh, Mỹ ... dù họ đạt PISA thấp hơn mình.... các bạn ạ” - Người gửi: Vuong Thi Tuyet Mai, email: maivuong05@yahoo.com   

 
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được công bố ngày 3/12, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh Việt Nam đứng thứ 8 thế giới.
“Đây là kết quả tốt tuy nhiên có một số vấn đề sau: 1) Nếu xét về mức độ đồng đều trong cả nước thì ở Việt Nam còn quá thấp, 2) Đào tạo ở Việt Nam thiếu tính ứng dụng chủ yếu là do phương pháp đào tạo chưa hợp lý, chỉ tập trung vào khâu giải bài tập, trả lời câu hỏi mà không liên hệ với thực tế, 3) Đào tạo chuyên sâu cho một số môn học nên học sinh thiếu kiến thức chung nhất là kiến thức xã hội dẫn đến việc hạn chế trong giao tiếp và ứng dụng với thực tế 4) Không đào tạo về các kỹ năng định hướng theo kết quả đầu ra dẫn đến học sinh ra trường thường chi đâu đánh đấy. 5) Đào tạo theo hướng rập khuôn, thiếu sáng tạo và thiếu kỹ năng phân tích, đánh giá.” - Người gửi:  Trinh Thang Long, email:  trinhthanglong@yahoo.com 

“Chúng ta còn phải cố gắng rất, rất nhiều!”

“Rõ ràng đây là một thông tin làm mọi người vui mừng. Nhưng trong bài viết trên cũng nêu những vấn đề yếu, kém của VN. Tôi tin rằng, chúng ta vui nhưng không thỏa mãn; Chúng ta còn phải cố gắng rất, rất nhiều! Việt Nam ơi, cố lên!” - Email:  seihachuon@gmail.com 

“Một tín hiệu quá vui. Đừng ngủ quên trong chiến thắng nhé nền giáo dục Việt Nam.” - Người gửi:  Lê huy Hoàng, email:  hoanglehuy75@gmail.com 

Xin đừng lãng phí nhân tài!

“Học sinh mình giỏi, thậm chí rất giỏi, điều này đúng! Nhưng những học sinh giỏi này có điều kiện để phát huy khi bước chân vào đời hay không thì cần ngẫm nghĩ! Xin đừng lãng phí!” - Người gửi:  Nguyễn Thị Hiện, email: hien08nguyenthi@gmail.com

 

 “Học sinh Việt Nam từ xưa đến nay không phải là kém, thậm chí rất giỏi là khác. Vấn đề ở đây là chính sách quản lý chưa tốt, không tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ra trường có cơ hội nghiên cứu phát triển khoa học như các nước khác” - Email: mittonu.nds@gmail.com 

 “Đừng quá tự hào về nền giáo dục của ta. Hãy xem trong một lớp học có bao nhiêu học sinh bị cận thi, vẹo cột sống. Một ngày học sinh ta phải học mấy giờ mới học và làm hết bài tập. Một tuần phải đi học thêm bao nhiêu buổi mới theo kịp với chương trình của bộ giáo dục. Trẻ em ta có bao nhiêu giờ để vui chơi, giải trí, mấy giờ để học về kỹ năng sống....” - Người gửi:  Hoàng Minh Thành, email: hmtcity@live.com 

“Bảng xếp hạng luôn thay đổi thứ tự các vị trí. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào thực tế nền giáo dục của chúng ta, co định hướng, lộ trình, cải cách hợp lý. Hãy luôn vững vàng tiến lên phía trước, tiến xa hơn, vươn ra thế giới rộng lớn. Đừng ngủ quên trong chiến thắng nhé nền giáo dục Việt Nam.” - Người gửi:  Jacky Ngo, email:  bingo.kt@gmail.com 

(Theo Dân Trí)