Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Hướng Nghiệp

Nhiếp ảnh: Nghề kiếm sống hay nghiệp đam mê?

Cập nhật 19/07/2013 - 02:51:27 PM (GMT+7)

Ngành nhiếp ảnh của Việt Nam mấy năm gần đây “lên như diều gặp gió”. Bằng chứng là có rất nhiều nghệ danh đã ghi dấu tên tuổi và tác phẩm trên thế giới. Đây là một nghề đầy sự đam mê, vậy tại sao các bạn chưa chọn nó? Hướng nghiệp Online sẻ giúp các bạn.

Ngày nay, với sự bùng nổ về kỹ thuật thông tin, nhiều ngành thuộc các lĩnh vực mỹ thuật,nghệ thuật trong đó có lĩnh vực nhiếp ảnh luôn theo sát đà tiến bộ kỹ thuật, nhất là kỹ thuật vi tính. Chưa bao giờ nhiếp ảnh ở Việt Nam lại phổ cập như hiện nay. Nhiếp ảnh là một đam mê, một hình thức kết nối mới của các bạn trẻ hay nhiếp ảnh là một nghề để kiếm sống, một nghề có thể hái ra tiền?

Tại Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây, trước đà mở cửa ngày càng rộng với thế giới bên ngoài, nhiếp ảnh Việt Nam cũng đang trong tiến trình hòa nhập với thế giới. Các nhiếp ảnh gia Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều từ các đồng nghiệp nước ngoài như phương hướng, quan niệm sáng tác… rất đa dạng và phong phú.

Để có được ảnh có giá trị, người chụp ảnh cần “có kiến thức thẩm mỹ, kiến thức mặt bằng văn hóa xã hội đủ để nhận thức trong những vấn đề như cái đẹp, cái hay, cái dở. Ngoài ra phải có cái nhìn sâu về mỹ thuật. Mỗi tấm hình phải nói lên một câu chuyện qua cảm xúc chân thật của người chụp.

Trước hết, năng khiếu này thể hiện ở việc bạn quan tâm tới các sự kiện và cuộc sống mới mẻ dù ở những góc độ quen thuộc nhất. Bồi dưỡng cho mình một vốn văn hóa, vốn sống phong phú, bạn phải tiếp cận với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tìm được cái hay, cái lạ trong cái giản dị, đời thường. Bạn cần nhanh nhạy và tháo vác hơn mọi người trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin.

Nền tảng của nhiếp ảnh là mỹ thuật chứ không phải kỹ thuật. “mỹ thuật phải đi đầu”. Tuy nhiên, kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng không thể xem nhẹ vì phải hiểu biết tường tận các vấn đề kỹ thuật máy móc và sử dụng thành thạo thì mới có thể chuyển tải giá trị nghệ thuật, nội dung tác giả muốn nói.

Ngoài nền kiến thức tổng hợp ấy, bạn cũng nên chọn một lĩnh vực chuyên sâu làm sở trường, chuyên về một mảng nào đó của đời sống. Bạn sẽ có những tấm ảnh thật sự sắc sảo và muốn vậy, bạn phải là người hết sức am tường về chuyên đề đó.

Thị trường nhiếp ảnh tại Việt Nam rất đa đạng và có rất nhiều đất để khai thác. Quan trọng là chọn đúng hướng và đối tượng khách hàng phù hợp, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn. Hiện đang có rất nhiều báo và tạp chí, báo mạng, báo viết, quảng cáo và truyền hình. Đó là mảnh đất màu mở cho các nhà nhiếp ảnh có cơ hội thể hiện. Như vậy, nghề nhiếp ảnh sẽ có rất nhiều cơ hội và đây rõ ràng là một nghề khá lý thú.  

Làm nhiếp ảnh, thì cần phải có... máy ảnh, nhưng quan trọng hơn là năng lực chuyên môn. Ngoài ra, bạn phải có sức khỏe tốt, một làn da... chống nắng, cái đầu lạnh, một chút gan lì và kiên nhẫn để tác nghiệp.Những khoảnh khắc lướt qua rất nhanh, bởi vậy, các bạn thấy các nhiếp ảnh gia thực thụ luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh, sẵn sàng chớp lấy bất cứ lúc nào.     

Để tìm hiểu về nhiếp ảnh, các bạn có thể  thông qua internet, học hỏi từ các đàn anh đi trước, mỗi người một ít và cũng tự tìm hiểu, khám phá thêm. Bên cạnh những kiến thức chung về nghệ thuật, tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh thông qua sách báo và các diễn đàn trên Internet. Bây giờ rất nhiều nhà báo và nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới thường hay viết blog và có trang web riêng. Họ cập nhật những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình chụp ảnh hay những tấm ảnh họ vừa hoàn thành qua một chuyến đi. Như vậy, tự tìm tòi, đọc sách (học nghề nhiếp ảnh) và cần thêm  chút năng khiếu để theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh. Ngoài ra, một điều cũng không thể thiếu đó là tìm hiểu vêÌ� các kỹ năng, vêÌ� máy móc…   

Thị trường nhiếp ảnh ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng hiện tại đang bị bỏ ngỏ. Nếu bạn có ý định chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp của mình, bạn có thể chọn con đường mà bạn muốn theo đuổi như: nhiếp ảnh thời trang, nhiếp ảnh cho tạp chí, cho các phòng triển lãm, phóng viên ảnh…  

Nhiếp ảnh là loại hình nghệ thuật kết hợp chặt chẽ giữa mỹ thuật và kỹ thuật, trong đó nhiếp ảnh gia sử dụng máy ảnh như một dụng cụ để thể hiện xúc cảm. Cũng giống như các họa sĩ dùng sơn, màu, cọ... để tạo ra những bức tranh có giá trị bất tử, nhà nhiếp ảnh chỉ để lại được cho đời những bức ảnh nào lưu lại nơi người xem cảm xúc và chỉ những bức ảnh như vậy mới có cơ may tồn tại và đứng vững trước thời gian. Cũng như tranh, sự độc đáo của một tấm ảnh còn thể hiện tính cách cá nhân, kinh nghiệm sống, trình độ thẩm mỹ và cảm nghiệm sống ... của bản thân người chụp. Một khi đã phả được hồn của mình vào ảnh, người nghệ sĩ nhiếp ảnh có thể hòa hợp mọi đường nét, thể hiện những khoảnh khắc tuyệt vời, giúp đứa con tinh thần của mình sống mãi với thời gian.

Tóm lại, nhiếp ảnh hay bất cứ môn nghệ thuật nào cũng đều cần một tâm hồn chứ không đơn thuần là giác quan và kỹ thuật. Con đường đến với nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay nghệ thuật đỉnh cao, là một “nghề kiếm sống” hay “nghiệp đam mê” đều phải đi từng bước chậm rãi, thể nghiệm từ cái gốc vững chắc.