Mã Trường

Mã Trường

Tin Tức Các Báo

TBT Nguyễn Phú Trọng nói về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

Cập nhật 03/10/2012 - 09:36:47 AM (GMT+7)

"Có một loạt câu hỏi đặt ra cần được thảo luận, làm rõ như: Vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu, yêu cầu của mỗi Đề án thế nào? Đổi mới căn bản là gì, toàn diện là gì? Nội hàm phát triển khoa học và công nghệ? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?...".

LTS: Hôm qua (1/10), Hi nghTrung ương 6 Khóa XI đã khai mc, Tng Bí thư Nguyn Phú Trng phát biu, ít có Hi ngh Trung ương nào có nhiu ni dung và dkiến hp dài như hi nghln này, hu hết đu rt quan trng, khó và nhy cm. Báo Giáo dục Việt Nam xinh trích đăng một đoạn trong bài phát biểu "Về phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học - công nghệ".

Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội. Cách đây 16 năm, Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010. Lần này, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, chúng ta bàn về vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XI

Có một loạt câu hỏi đặt ra cần được thảo luận, làm rõ như: Vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu, yêu cầu của mỗi Đề án thế nào? Đổi mới căn bản là gì, toàn diện là gì? Nội hàm phát triển khoa học và công nghệ? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?...

Để giải đáp được những câu hỏi nêu trên một cách đúng đắn, cần có sự đánh giá toàn diện, khách quan tình hình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cũng như tình hình phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ trong 16 năm qua, khẳng định những thành tựu, kết quả đã đạt được, chỉ ra những bất cập, hạn chế, yếu kém còn tồn tại; làm rõ vì sao giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến nay vẫn chưa thực sự trở thành nền tảng và động lực cho phát triển? Vướng mắc chính ở chỗ nào?...

Trên cơ sở đó, khẳng định những quan điểm lớn, quan trọng đã được đề ra tại Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đến nay còn đúng, cần tiếp tục thực hiện; đồng thời bổ sung, phát triển các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mới, nhất là những nội dung đổi mới có tính đột phá, căn bản, toàn diện.

Phạm vi giáo dục - đào tạo rất rộng, bao gồm: mầm non, phổ thông, đại học và đào tạo nghề từ sơ cấp đến cao đẳng. Các chuyên ngành khoa học-công nghệ cũng rất phong phú, đa dạng, bao gồm: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ... 

Mục tiêu, nhiệm vụ và đặc biệt là các chủ trương, chính sách cho từng loại đối tượng và chuyên ngành cần được nghiên cứu, xác định rất cụ thể, phù hợp để bảo đảm tính khả thi; khắc phục tình trạng lâu nay đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách thì đúng hoặc về cơ bản là đúng, nhưng khó hoặc không thực sự đi vào cuộc sống, không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Phải chăng đối với cả hai lĩnh vực này, đều phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc hơn nữa tư duy và nhận thức của các ngành, các cấp cho phù hợp với bối cảnh và yêu cầu mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

Trên cơ sở đó, đổi mới căn bản cơ chế, chính sách, nhất là chính sách đầu tư và cơ chế tài chính; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới đồng bộ hệ thống giáo dục - đào tạo và nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ; đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tôn vinh đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học, các nhà quản lý, nhất là những nhân tài đúng với tinh thần "hiền tài là nguyên khí quốc gia"? Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơquan quản lý nhà nước sao cho phù hợp.

(GDVN)


Tin Nổi Bật