Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2011 trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được gọi chính thức là Giải thưởng Khoa học Tự nhiên Việt Nam sẽ có tối đa 6 giải, trị giá 100 triệu đồng/giải dành cho các lĩnh vực: Toán học, Cơ học, Vật lý, Hoá học, Các khoa học về sự sống, Các khoa học về trái đất (gồm cả biển) và môi trường, và các lĩnh vực khoa học liên ngành hoặc đa ngành của hai hoặc nhiều ngành nói trên. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành lập Hội đồng giám khảo gồm các nhà khoa học tự nhiên hàng đầu trong nước để thực hiện việc đánh giá và trao giải.
Do tuổi cao, sức yếu hoặc bận công tác không đến tham dự lễ trao giải nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng gửi lẵng hoa đến chúc mừng lễ trao giải.
Phát biểu khai mạc Lễ trao giải, Nhà báo Phạm Huy Hoàn, TBT báo điện tử Dân trí, Trưởng Ban tổ chức, bày tỏ lời cám ơn chân thành về những tình cảm cao đẹp và sự quan tâm chăm sóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã và đang dành cho Nhân tài Đất Việt.
Năm 2011, Giải thưởng có 3 lĩnh vực được xét trao giải là CNTT, Khoa học tự nhiên và Y dược. Lĩnh vực CNTT đã đón nhận 204 sản phẩm tham dự từ mọi miền đất nước và cả nước ngoài như thí sinh Nguyễn Thái Bình từ bang California - Hoa Kỳ và một thí sinh ở Pháp cũng đăng ký tham gia.
Cũng theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Huy Hoàn, đến nay, vị Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Khuyến học Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã bước qua tuổi 100 nhưng vẫn luôn dõi theo và động viên từng bước phát triển của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt. Đại tướng luôn quan tâm chăm sóc Giải thưởng ngay từ khi Giải thưởng mới ra đời cách đây 7 năm.
Trước lễ trao giải, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư chúc mừng, động viên Ban tổ chức. Trong thư, Đại tướng viết: “Mong rằng, các sản phẩm và các công trình nghiên cứu được trao giải sẽ được tiếp tục hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.
Sau phần khai mạc, cả hội trường hồi hội chờ đợi phút vinh danh các nhà khoa học và các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
Hai nhà khoa học đã tiến hành thành công các nghiên cứu về phản ứng hạt nhân với nơtron, phản ứng quang hạt nhân, quang phân hạch và các phản ứng hạt nhân khác có cơ chế phức tạp trên các máy gia tốc như máy phát nơtron, Microtron và các máy gia tốc thẳng của Việt Nam và Quốc tế. Các nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ cấu trúc hạt nhân và cơ chế phản ứng hạt nhân, đồng thời cung cấp nhiều số liệu hạt nhân mới có giá trị cho Kho tàng số liệu hạt nhân.
GS.TS Trần Đức Thiệp và GS.TS Nguyễn Văn Đỗ đã khai thác hiệu quả hai máy gia tốc đầu tiên của Việt Nam là máy phát nơtron NA-3-C và Microtron MT-17 trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và đào tạo nhân lực. Trên cơ sở các thiết bị này, hai nhà khoa học đã tiến hành thành công những nghiên cứu cơ bản thực nghiệm đầu tiên về phản ứng hạt nhân ở Việt Nam; nghiên cứu và phát triển các phương pháp phân tích hạt nhân hiện đại và áp dụng thành công ở Việt Nam.
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu chia sẻ: “Cách đây không lâu, Chính phủ đã ký quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong điều kiện đất nước còn nhỏ bé, nghèo khó và vì thế việc đào tạo nhân lực là nhiệm vụ số 1 hiện nay. Rất may, Việt Nam có 2 nhà khoa học cực kỳ tâm huyết và nổi tiếng trong cả nước cũng như trên thế giới. Hội đồng khoa học chúng tôi muốn xướng tên 2 nhà khoa học này để Chính phủ huy động cùng phát triển xây dựng nhà máy điện hạt nhân.”
GS.VS Hiệu nhấn mạnh, mặc dù điều kiện làm việc của 2 nhà khoa học không được quan tâm, làm việc trên những máy móc cũ kỹ được nước bạn tặng từ năm 1982 nhưng 2 ông vẫn xay mê cống hiến hết mình cho lĩnh Khoa học tự nhiên Việt Nam.
* Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Y Dược: 2 giải
Công trong việc ghép tạng từ người cho chết não không chỉ thể hiện năng lực, trình độ, tay nghề của bác sĩ Việt Nam mà nó còn mang một ý nghĩa nhân văn to lớn, mang một thông điệp gửi đến những con người giàu lòng nhân ái với nghĩa cử cao đẹp đã hiến tạng để cứu sống những người bệnh khác.
2. Hội đồng ghép tim Bệnh viện Trung ương Huế với công trình nghiên cứu “Triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não”.
Ghép tim từ người cho chết não đến người bị bệnh tim cần được ghép tim phải đảm bảo các yêu cầu: đánh giá chức năng các cơ quan; đánh giá tương hợp miễn dịch và phát hiện nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong và sau khi ghép tim để từ đó có phương thức điều trị thích hợp. Có tới 30 xét nghiệm cận lâm sàng trung và cao cấp tiến hành cho cả người cho tim chết não và người sẽ nhận ghép tim tại hệ thống labo của bệnh viện.
---------------------
* Giải thưởng Nhân tài đất Việt Lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Hệ thống sản phẩm đã ứng dụng thực tế:
Giải Nhất: Không có.
Giải Nhì: Không có
Giải Ba: 3 giải, mỗi giải trị giá 30 triệu đồng.
Đây là bộ cạc xử lý tín hiệu HDTV đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn OpenGear. Bộ thiết bị bao gồm 2 sản phẩm là cạc khuếch đại phân chia tín hiệu HD DA và cạc xử lý tín hiệu HD FX1. Nhờ bộ cạc này mà người sử dụng cũng có thể điều chỉnh mức âm thanh hoặc video để tín hiệu của kênh tuân theo mức chuẩn và không phụ thuộc vào chương trình đầu vào.
NukeViet là CMS mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam có quá trình phát triển lâu dài nhất, có lượng người sử dụng đông nhất. Hiện NukeViet cũng là một trong những mã nguồn mở chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cơ quan chủ quản của NukeViet là VINADES.,JSC - đơn vị chịu trách nhiệm phát triển NukeViet và triển khai NukeViet thành các ứng dụng cụ thể cho doanh nghiệp.
Sản phẩm là kết quả từ những nghiên cứu miệt mài nhằm xây dựng một ngôi nhà thông minh, một cuộc sống xanh với tiêu chí: An toàn, tiện nghi, sang trọng và tiết kiệm năng lượng, hưởng ứng lời kêu gọi tiết kiệm năng lượng của Chính phủ.
Hệ thống sản phẩm có tiềm năng ứng dụng:
Giải Nhất: Không có.
ICompanion là hệ thống thông tin đầu tiên ứng dụng công nghệ ngữ nghĩa trong lĩnh vực du lịch - với đặc thù khác biệt là cung cấp các dịch vụ tìm kiếm, gợi ý thông tin “thông minh” hơn, hướng người dùng và kết hợp khai thác các tính năng hiện đại của môi trường di động.
Đại diện nhóm SIG chia sẻ: “Tinh thần sáng tạo và lòng khát khao muốn được tạo ra các sản phẩm mới có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn luôn có trong lòng của những người trẻ Việt Nam. Cảm ơn ban tổ chức và những nhà tài trợ đã giúp chúng tôi có một sân chơi thú vị để khuyến khích và chắp cánh thực hiện ước mơ của mình. Xin cảm ơn trường ĐH Bách Khoa đã tạo ra một môi trường nghiên cứu và sáng tạo, gắn kết 5 thành viên trong nhóm.”
Giải Ba: 2 giải, mỗi giải trị giá 30 triệu đồng.
Bằng cách sử dụng kiến thức thiên văn học để tính giờ mặt trời lặn và mọc tại vị trí cần chiếu sáng được sáng định bởi kinh độ, vĩ độ cao độ, hàng ngày sản phẩm sẽ tính lại thời gian cần bật/tắt đèn cho phù hợp với giờ mặt trời lặn/mọc.
Đây là loại phần mềm hoàn toàn mới ở Việt Nam, là hệ thống lập kế hoạch và quản lý thông tin của bệnh nhân ung thư qua Internet (LYNX) dựa vào nền tảng Silverlight của Microsoft và kiến thức chuyên ngành Vật lý y học. LYNX giúp ích cho các nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư vật lý, bệnh nhân và mọi thành viên trong việc quản lý và theo dõi hệ thống xạ trị ung thư một cách tổng thể. LYNX có thể được sử dụng thông qua các thiết bị như máy tính cá nhân, máy tính bảng… và các trình duyệt Internet Explorer, Firefox, Chrome…
Khởi xướng từ năm 2005, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã phát hiện và tôn vinh nhiều tài năng trong lĩnh vực CNTT-TT, Khoa học tự nhiên và Y dược, trở thành một sân chơi bổ ích cho những người yêu thích CNTT. Mỗi năm, Giải thưởng ngày càng thu hút số lượng tác giả và sản phẩm tham gia đông đảo và nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như công chúng.
Đối tượng tham gia Giải thưởng trong lĩnh vực CNTT là những người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống trong cũng như ngoài nước. Năm 2006, Giải thưởng có sự tham gia của thí sinh đến từ 8 nước trên thế giới và 40 tỉnh thành của Việt Nam. Từ năm 2009, Giải thưởng được mở rộng sang lĩnh vực Khoa học tự nhiên, và năm 2010 là lĩnh vực Y dược, vinh danh những nhà khoa học trong các lĩnh vực này.
|