Bản báo cáo cho biết một nửa công “cày vàng” hiện nay được cài đặt tự động, chạy bằng cách lập trình một máy tính để chơi game. Trong khi đó, các công ty khác vẫn sử dụng những người “cày vàng” thực sự và khoảng 20% trong số đó không phải là những nông dân cày vàng mà là kẻ cắp, đó là những nhóm hacker chuyên ăn trộm hàng hóa từ các game thủ khác và bán chúng.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tiếp tục là một lời nhắc nhở về sức mạnh của hàng hóa áo và làm nên tình trạng này là những công ty “cày vàng” “đang mang lại cơ hội việc làm cho những người thất nghiệp trẻ tuổi”. Tuy nhiên, mức lương mà họ trả cho nhân viên “cày vàng” của mình rất thấp. Tại Trung Quốc, lương của những nhân viên này thường dưới mức lương tối thiểu của Bắc Kinh với khoảng 1,70 USD/giờ.
Bản báo cáo cũng không cho rằng các nước đang phát triển ủng hộ thị trường dành cho các dịch vụ chơi game này, một phần vì tính hợp pháp của chúng không rõ ràng. Nhiều hãng sản xuất game không thích các công ty khác nhảy vào và kiếm lợi nhuận từ các hàng hóa ảo do họ tạo ra.
Thêm vào đó, nghề “cày vàng” đang tạo ra những hậu quả tiêu cực về mặt kinh tế, bản báo cáo nêu rõ. Những người chơi chuyên nghiệp có thể giữ độc quyền nội dung trò chơi, “làm cho nó trở nên khó khăn đối với những người chơi thông thường để họ chiếm lấy những nguồn tài nguyên quý giá nhất”, các nhà nghiên cứu viết.
Tuy nhiên, vẫn có gần 1/4 người chơi đang sử dụng thị trường thứ cấp này. Các game thủ ở những nước phát triển hơn dành hơn 350 USD/năm để mua những hàng hóa ảo từ họ.
Để có được khách hàng, các dịch vụ trên thường sử dụng quảng cáo tìm kiếm, tạo sự cạnh tranh khốc liệt cho các cụm từ nào đó trên Google. Những quảng cáo cho cụm từ tìm kiếm “wow gold”(dùng để chỉ vàng trong game “World of Warcraft”) được tính phí 6 đến 8 USD cho mỗi cú click chuột.
Võ Hiền
<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /?>
Theo Wall StreetJournal