Ngày 19/03/2024, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã ban hành Quyết định số 54/QĐ-DSG-SĐH về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm.
Quyết định: đính kèm
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
Mã ngành đào tạo: 8540101
Loại hình đào tạo: Chính quy
Tổng số tín chỉ yêu cầu của Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm là 60 tín chỉ. Trong đó:
- Khối kiến thức đại cương: 1 môn học, Triết học
- Khối kiến thức cơ sở ngành gồm 8 môn học, chi tiết học phần:
+ Hóa học hóa sinh thực phẩm nâng cao
+ Phân tích thực phẩm nâng cao
+ Các tiến bộ trong kỹ thuật thực phẩm
+ Enzym trong Công nghệ Thực phẩm
+ Chuyên đề nghiên cứu: Các kỹ thuật tiên tiến trong phân tích thực phẩm
+ Chuyên đề nghiên cứu: Các kỹ thuật tiên tiến trong Công nghệ chế biến và Công nghệ sinh học thực phẩm
- Khối kiến thức chuyên ngành gồm 17 môn học tự chọn, trong đó:
+ Công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm chủ lực, chi tiết học phần:
- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến trà, cà phê, cacao
- Công nghệ sản xuất các sản phẩm tinh bột
- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả
- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến thịt
- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến thủy sản
- Công nghệ sản xuất các sản phẩm sữa và đồ uống
- Đồ án 1: Thành tựu trong bảo quản và Chế biến thực phẩm
+ Thực phẩm chức năng và Phát triển sản phẩm mới, chi tiết học phần:
- Dinh dưỡng nâng cao
- Thực phẩm chức năng
- Thành tựu trong bao bì thực phẩm
- Nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng
- Đồ án 2: Phát triển sản phẩm thực phẩm
+ Quản lý thực phẩm, chi tiết học phần:
- Đồ án 3: Hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm
- Quản trị kinh doanh trong công nghệ thực phẩm
- Marketing và quản trị marketing thực phẩm
- Quản trị các dịch vụ thực phẩm
- Quản lý môi trường
- Khối kiến thức luận văn gồm 2 môn học bắt buộc và luận văn tốt nghiệp:
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Thiết kế và phân tích kết quả thí nghiệm
+ Luận văn thạc sĩ, chi tiết học phần:
- Định hướng nghiên cứu
- Định hướng ứng dụng