Mã Trường

Mã Trường

Hướng Nghiệp

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: Dùng công nghệ hiện đại làm thay đổi văn minh nhân loại.

Cập nhật 12/05/2022 - 10:07:29 AM (GMT+7)

Khi cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ trên toàn thế giới, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông trở thành một trong những ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhất cho các bạn trẻ yêu thích khoa học công nghệ.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là gì?
Thời đại chúng ta đang sống chứng kiến những phát minh làm thay đổi cuộc sống hàng ngày, với ví dụ kinh điển như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, hay hàng loạt thiết bị điện tử hiện đại đang biến đổi hành vi và nhận thức của con người từng ngày, từng giờ.

Gần gũi hơn với đời sống của học sinh, đó là sự bùng nổ của truyền thông, quảng cáo. Sự bùng nổ nhanh chóng này, cùng những thiết bị điện tử ngày càng phổ biến, tất cả đều bắt nguồn từ ngành học có tên là Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành học về việc ứng dụng công nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến nhất để tạo ra các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: TV, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,…

 

 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tồn tại và liên tục phát triển đã giúp con người xây dựng được hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin diễn ra thuận lợi dù điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Bản chất của ngành học này là sự hội tụ của hai lĩnh vực:

  • Điện tử: Nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử - “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh.
  • Viễn thông: Nghiên cứu và sử dụng các thiết bị tạo nên các mạng viễn thông (truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu cuối).

Bạn làm gì khi học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông?
Trong thế giới Điện tử - Viễn thông, rộng lớn và phong phú, kỹ sư ngành học này có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn như.

1. Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ và thiết bị điện tử viễn thông mới

Nếu bạn thích tìm tòi, sáng tạo thì đây là hướng đi dành cho bạn. Bạn sẽ phát triển những công nghệ mới, ứng dụng mới với đầy đủ tiện ích và đơn giản hơn với mọi người. Bạn sẽ góp phần tạo ra những phương thức liên lạc mới cho xã hội.

2. Lĩnh vực mạng, viễn thông

Làm việc trong lĩnh vực mạng, viễn thông đồng nghĩa với việc bạn làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu. Chẳng hạn như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền tin không dây.

Không dừng lại ở đó, bạn còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, giúp cho việc liên lạc giữa hàng tỉ người trên thế giới trở nên chính xác hơn bao giờ hết.

Bạn cũng là người thiết kế các hệ thống mạng từ đơn giản đến các mạng quan trọng tầm cỡ quốc gia.

Hệ thống mạng không chỉ đơn giản, thông minh, mà còn phải an toàn trước các đợt tấn công của tin tặc (hacker).

 

 

3. Lĩnh vực định vị dẫn đường

Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh hay hoạt động của tàu thủy diễn ra an toàn, chúng ta sẽ cần đến những kỹ sư Điện tử viễn thông hoạt đông trong lĩnh vực định vị dẫn đường.

 

 

4. Lĩnh vực điện tử Y sinh

Những căn bệnh khó khăn trong chẩn đoán và điều trị trước đây, nhờ có các thiết bị điện tử đã trở nên đơn giản hơn trong khám, chữa bệnh. 

Các thí nghiệm, nghiên cứu sinh vật học cũng nhờ thiết bị Điện tử - Viễn thông mà trở nên chính xác hơn. 

5. Lĩnh vực âm thanh, hình ảnh

Sẽ là thiếu sót cực lớn khi nhắc đến âm thanh, hình ảnh mà quên đi vai trò của điện tử viễn thông. Ngành nghề này đã cho ra đời các thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ của các thiết bị thu âm,…

 

 

Bạn sẽ làm việc ở đâu khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông?
Doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm điện tử

  • Làm việc trong các phòng thí nghiệm, phát triển các thiết bị điện tử, công nghệ ứng dụng phổ biến như công nghệ di động, truyền dẫn, vật lý ứng dụng,…
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật
  • Chuyên gia thiết kế chipset – bộ phận không thể thiếu trong bất cứ thiết bị thông minh nào.

Công ty cung cấp dịch vụ Internet (ISP)

  • Kỹ sư xây dựng và thiết kế cơ sở hạ tầng truy cập Internet: giúp khách hàng truy cập Internet nhanh chóng và thuận lợi.
  • Kỹ sư phân tích tích hợp các hệ thống, các ứng dụng và dịch vụ gia tăng trên cơ sở hạ tầng sẵn có.

Đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật

Công ty viễn thông

  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì
  • Trưởng bộ phận kỹ thuật

Các hãng thiết bị

  • Cán bộ quản lý dự án kinh doanh, quản lý kỹ thuật và sản phẩm

Các công ty, tập đoàn đa quốc gia  trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

 

Tố chất để theo đuổi ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

  • Thích học các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, đam mê khám phá công nghệ;
  • Năng động, không ngừng học hỏi;
  • Kiên trì, nhẫn nại;
  • Có mục tiêu và đam mê;
  • Không ngại học Ngoại Ngữ;
  • Thích làm việc nhóm.

 

 

Vì sao ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông đáng để bạn theo đuổi?

  • Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành công nghệ hàng đầu Việt Nam khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi thế giới chúng ta đang sống.
  • Dễ dàng có được vị thế và khẳng định bản thân trong xã hội. Lí do đơn giản là đây là ngành làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao, bạn có nhiều cơ hội khẳng định bản thân.
  • Cơ hội tìm được việc làm tốt, thu nhập cao so với mặt bằng chung của xã hội. Bạn có thể nhận mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Tại tập đoàn lớn như Viettel, kỹ sư Điện tử - Viễn thông có kinh nghiệm và năng suất làm việc tốt có thể nhận lương 35 - 40 triệu đồng/tháng.

 

Học Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở đâu?
Ngành học Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được đào tạo tại rất nhiều trường đại học danh tiếng tại Việt Nam.

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU)
  • Đại học Văn Hiến

10 lý do vì sao bạn nên chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của STU?

 

z2369483500529_5a362918709e068611dfb13a223fc1ee.jpg

 

1. Khoa Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của STU đã có 25 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

2. Hàng ngàn kỹ sư Điện tử - Viễn thông đang công tác và làm việc trong các công ty, nhà máy, các doanh nghiệp trên khắp cả nước có xuất thân học tập từ STU.

3. Đội ngũ giảng viên của Khoa là những vị Tiến sĩ, Thạc sĩ giỏi chuyên môn giảng dạy, nhiều công trình nghiên cứu khoa học; các kỹ sư và cử nhân giàu năng lực và nhiều giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học có uy tín trong cả nước.

4. Cơ sở vật chất gồm 18 Phòng thí nghiệm và Xưởng thực tập đầy đủ, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu thực hành của sinh viên STU: PTN CAD; PTN Công nghệ Chip; PTN Điện; PTN Điện tử Công suất; PTN Điện tử số; PTN Kỹ  thuật Điện tử; PTN Mạch và đo; PTN PLC; PTN Schneider; PTN Thông tin quang; PTN Viễn thông; PTN Viễn thông cở sở; Xưởng thực tập Điện; Xưởng thực tập Điện tử.

 

DSC_5066.JPG

 

5. Sinh viên được học trong môi trường thực hành nhiều, trên hệ thống máy tính nối mạng tốc độ cao, các phần cứng của hãng CISCO, hệ điều hành mạng của Microsoft, Linux, ... Các mô hình mạng có dây, mạng không dây và mạng cáp quang.

6. Hơn phân nửa số tiết học là các tiết thí nghiệm, thực hành, giúp sinh viên nhanh nắm bắt, hình dung công việc thực tiễn sau này.

7. Nhiều hoạt động văn - thể - mỹ và các hoạt động học thuật vừa mang tính giải trí vừa góp phần giúp sinh viên củng cố kiến thức.

8. Có câu lạc bộ Sáng tạo để sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Hàng năm, câu lạc bộ luôn tổ chức các cuộc thi học thuật như: Sáng tạo Robot, Olympic Kỹ thuật số, Thiết kế mạch, Thiết kế mạng,…  

9. Đặc biệt tại STU, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Viễn thông Phương Nam là đối tác độc quyền của FPT Telecom đã ký hợp tác lâu dài và trao tặng phòng LAB cùng trang thiết bị về mạng cho nhà trường (toàn miền nam chỉ có hai trường là Đại học Bách Khoa TPHCM và STU được trao tặng).

 

 

10. Những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên dù chỉ mới học năm nhất nhưng vẫn được nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện hết mình.

 

Năm 2022, STU tiếp tục tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông với 5 phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1: Xét điểm học bạ trung bình 03 học kỳ.
  • Phương thức 2: Xét điểm học bạ trung bình 05 học kỳ.
  • Phương thức 3: Xét điểm học bạ 03 môn năm lớp 12.
  • Phương thức 4: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Phương thức 5: Xét điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM năm 2022.

Xem thông tin chi tiết về Tuyển sinh năm 2022 của STU tại đây

Đồng thời STU cũng dành 180 suất học bổng lên đến 18 tỷ đồng dành cho các Tân sinh viên STU năm 2022, thông tin chi tiết về Chính sách học bổng STU 2022 xem tại đây

Xem Hướng dẫn đăng ký xét tuyển đợt 1  tại đây

 

 

Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ với STU qua các kênh thông tin sau để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc:

VĂN PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Địa chỉ: 
180 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (028) 505.520 - 115 ; 116 hoặc Hotline: 0902.992.306
Kênh tư vấn trực tuyến: 
http://stu.edu.vn/vi/269/cau-hoi-tu-van.html
Fanpage STU: https://www.facebook.com/DHCNSG
Cửa số chat trực tuyến - Subiz
Zalo: 
085.756.3180


Tin Nổi Bật