Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, cô Trần Thị Kim Ngân (giáo viên Vật lý, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội) đã chỉ ra những lỗi sai thường gặp và cách phân bổ thời gian để đạt điểm cao môn Vật lý trong bài thi Khoa học Tự nhiên.
Những lỗi thí sinh hay gặp phải
Cô Ngân cho rằng các thí sinh cần đặc biệt lưu ý một số lỗi hay mắc phải.
Đầu tiên đó là tô nhầm đáp án. Đây là một việc rất đáng tiếc, thường xảy ra với các học sinh làm xong hết bài, đến gần hết giờ, rồi mới tô đáp án vào phiếu trả lời.
Để tránh tô nhầm đáp án các thí sinh cần tô theo lưu ý sau: làm được câu nào thì khoanh ngay vào đề và tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm; câu nào chưa chắc thì đánh dấu vào tờ đề để dễ nhận biết nhất, qua đó sau này có thể quay lại câu này trong khoảng thời gian còn dư.
Lỗi mà các thí sinh cũng thường hay mắc phải đối với môn Vật lý là việc sai, nhầm lẫn đơn vị. Đối với lỗi này các học sinh cần lưu ý khi thay số vào các biểu thức vật lý cần quy đổi sang đơn vị chuẩn. Ví dụ thay số vào biểu thức tính tần số, tính năng lượng, tính lực… thì các đại lượng bắt buộc phải đổi ra đơn vị trong hệ SI;....
Cô Trần Thị Kim Ngân (giáo viên Vật lý của Trường THPT Kim Liên, Hà Nội).
Thứ ba là lỗi mà thí sinh dễ gặp khi đáp án đúng giống một trong các đáp án khác trong đề. "Chắc hẳn nhiều học sinh đã mắc phải lỗi này, khi vui mừng tìm ra được đáp án giống, các học sinh thường vội vàng tô luôn, nhưng kết quả lại là đáp án sai. Những người ra đề đã dự tính hết các đáp án mà các em hay tính nhầm. Khi mắc phải lỗi này tức là các em đã rơi vào lỗi sai thường gặp về khả năng hiểu bản chất vật lí".
Hoặc có cả lí do nhầm đơn vị, hoặc đề yêu cầu chọn đáp án có nội dung “Sai” thì các thí sinh lại chọn đáp án có nội dung đúng.
"Do đó các học sinh cần đọc đề một cách rất cẩn thận, đọc đến đâu di bút đến đó để tránh đọc xót từ, xót dữ liệu mà hiểu sai hiện tượng bài toán. Có thể tóm tắt và kí hiệu các đại lượng trên đề bài để vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp làm nổi các dữ liệu đề cho, giúp tư duy tốt hơn".
Một số thí sinh cũng có thể bị loạn kiến thức sau khi đọc xong các đáp án gây nhiễu.
"Lỗi này rất phổ biến đặc biệt với những bạn nắm kiến thức chưa chắc, nhất là các câu hỏi lí thuyết. Để tránh lỗi này, các em khi đọc đề cần xác định rõ đại lượng đề đang hỏi, khi đó trong đầu em sẽ xuất hiện những kiến thức đúng và bản chất nhất của đại lượng vật lý. Bám theo kiến thức gốc này, các em sẽ dễ dàng lựa chọn được đáp án đúng".
Mỗi lỗi nữa thí sinh thường gặp đó là bị hoang mang bởi những câu liên hệ thực tế, hoặc những câu hỏi được đặt trong các bối cảnh thực tế.
"Các câu hỏi mang tính liên hệ thực tiễn trong những năm gần đây được sử dụng rất nhiều, và thường các học sinh chọn sai vì tình trạng các em học gạo, học chay không gắn với thực tiễn đời sống, hoặc bị “lạ” bởi những câu hỏi đặt trong bối cảnh thực, dẫn đến bối rối và cảm thấy khó. Ví dụ so sánh tốc độ đập cánh của con ruồi, con muỗi; trong huấn luyện chó, còi huấn luyện phát ra sóng gì?...".
Trước những câu hỏi đó, khi đọc đề, các em cố gắng lọc thông tin chính, phân tích rõ hiện tượng vật lí trong bài để xác định kiến thức rơi vào phần nào, từ đó đưa ra được câu trả lời đúng.
Cô Kim Ngân cho rằng việc phân bố thời gian trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp THPT là rất quan trọng, ảnh hưởng đến điểm số.
Với các câu mà thí sinh cảm thấy không làm được, học sinh có thể thực hiện các phương pháp loại trừ (Loại những đáp án mà có giá trị không đúng với thực tế. Ví dụ giới hạn của ánh sáng khả kiến là từ 380nm đến 760nm; giá trị của điện tích không thể tới 1 hoặc vài Culông…), hoặc thay ngược từng đáp án vào công thức liên quan tới dữ kiện trong đề để tìm đáp án đúng;...
Khi không loại được hoặc sắp hết giờ, dựa trện các phân tích của mình, các thí sinh có thể "đánh lụi", không nên để trống phần đáp án của câu nào trong đề.
Chiến thuật phân bố thời gian làm bài thi môn Vật lý
Khi làm bài thi, chiến thuật phân bố thời gian hợp lí rất quan trọng và quyết định một phần đến điểm số bài thi.
Để phân bổ thời gian hợp lý, các học sinh cần hiểu rõ cấu trúc đề thi: Tổng thời gian 50 phút với 40 câu hỏi, trong đó các câu có nội dung kiến thức lớp 12 (36 câu) và lớp 11 (4 câu). Độ khó (phân loại theo đề minh họa của Bộ năm học 2020-2021).
Cô Ngân cho rằng, học sinh có thể phân bổ thời gian theo từng mục tiêu điểm số đặt ra như sau:
Do số câu trên đề thi thực tế có thế dao động một chút giữa số câu nhóm 1 và nhóm 2 nên cô Ngân tạm phân đề thi theo 4 nhóm trên để gợi ý thí sinh phân chia thời gian hợp lí.
Tuy nhiên, theo cô Ngân, thí sinh cần lưu ý khung thời gian trên đây mang tính tương đối và có thể điều chỉnh thay đổi tùy theo từng học sinh cụ thể, bởi mỗi em sẽ có năng lực riêng.
Khi thi, các thí sinh hãy bắt đầu làm bài luôn mà không cần đọc một lượt tất cả các câu vì đề môn Vật lý vốn đã sắp xếp các câu theo mức độ từ dễ đến khó.
Ngoài ra, theo cô Ngân, thí sinh cũng nên khai thác việc sử dụng phương pháp giải nhanh bằng máy tính bỏ túi để tìm được kết quả đúng và nhanh nhất. "Ví dụ bài toán tìm khoảng cách giữa 2 vật dao động điều hòa hay tổng hợp 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, ta chuyển máy sang hàm phức và đơn vị góc là rad. Sau đó nhập dữ liệu thỏa mãn đề…".
Thí sinh cũng lưu ý nên dùng bút chì 2B đầu vót tù để việc tô kín ô đáp án được nhanh chóng.
(Theo báo VietnamNet).