Mã Trường

Mã Trường

Học - Thi -Tuyển sinh

Cách làm bài phân tích văn xuôi trong đề thi tốt nghiệp THPT

Cập nhật 04/05/2021 - 11:15:25 AM (GMT+7)

Cô Hồ Ái Linh, giáo viên Văn trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM hướng dẫn thí sinh cách phân tích, cảm nhận nhân vật, tình huống trong tác phẩm văn xuôi.

Ngoài dạng đề yêu cầu cảm nhận, phân tích về một đoạn thơ, bài thơ, câu 2 phần làm văn (nghị luận văn học) của đề thi tốt nghiệp THPT có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận về một tình huống truyện, nhân vật, chi tiết truyện.

Kiến thức và phạm vi văn xuôi phần nghị luận văn học chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Để phân hóa năng lực và thí sinh, năm nay cấu trúc đề thi sẽ có thêm phần câu hỏi phụ 0,5-1 điểm liên quan đến những vấn đề nâng cao của tác phẩm như: Nhận xét và đánh giá về nghệ thuật, giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực...

Học sinh cần nắm vững các tác phẩm văn xuôi lớp 12 sau: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường); Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

Với các tác phẩm văn xuôi, đề thi thường rất phong phú, với nhiều thể loại như bút ký, truyện ngắn, kịch, cách hỏi cũng khác nhau. Tuy nhiên, theo định hướng của các năm gần đây, tác phẩm văn xuôi sẽ được cắt lát nhỏ và yêu cầu học sinh phân tích, cảm nhận những vấn đề có trong tác phẩm.

Dàn ý chung cho đề nghị luận tác phẩm văn xuôi:

 

Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu
Mở bài  Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nêu được vấn đề cần nghị luận.
Thân bài

Triển khai được vấn đề thành các luận điểm với những cảm nhận và suy luận sâu sắc;

Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và dẫn chứng.

Kết bài Khái quát, đánh giá được vấn đề.

 

Hai dạng chủ yếu thường được ra trong phần nghị luận văn học về truyện ngắn đó là: Phân tích hoặc cảm nhận về nhân vật; phân tích tình huống truyện. Vì đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn có nhiều câu hỏi (đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học), thời gian giới hạn nên thường không yêu cầu thí sinh phân tích toàn bộ tác phẩm mà chỉ thông qua trích đoạn hoặc theo luận điểm.

Dàn bài cho dạng đề phân tích nhân vật:

 

 

Ví dụ: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý dàn bài như sau:

 


Dàn bài cho dạng đề phân tích tình huống truyện:

 


Một số lưu ý khi làm bài nghị luận văn học dạng văn xuôi là: Bố cục bài văn rõ ràng (đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài); mở bài phải nêu được vấn đề nghị luận (trích dẫn đoạn thơ, hoặc giới thiệu nhân vật, hoặc giới thiệu hình tượng); thân bài được trình bày thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn tương ứng với một ý được triển khai (theo dàn ý tổng quát của từng dạng bài), tuyệt đối không trình bày phần thân bài chỉ bằng một đoạn văn.

Thí sinh cần chú ý không diễn nôm, kể chuyện về nhân vật, sa vào kể lể tác phẩm, chú ý tách các đoạn văn và trình bày rõ bằng cách xuống dòng, chữ đầu của đoạn văn cách lề khoảng 2-3 cm. Độ dài bài văn khoảng một đến trên dưới hai tờ giấy thi (ít nhất trên dưới một tờ giấy thi). Thời gian dành cho câu nghị luận văn học khoảng 70-80 phút.

(Theo Vnexpress).


Tin Nổi Bật