Mã Trường

Mã Trường

Hướng Nghiệp

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: Ngành học của thời đại khoa học và công nghệ.

Cập nhật 20/03/2021 - 12:12:29 PM (GMT+7)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo, truyền thông và việc ứng dụng rộng rãi của điện tử, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ đam mê nghiên cứu kỹ thuật lĩnh vực điện tử, truyền thông.

Đôi nét về ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành sử dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính, laptop, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại STU, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, viễn thông. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại STU

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của STU có 2 chuyên ngành: Mạng máy tính và Điện tử - Viễn thông.

 

  • Chuyên ngành MẠNG MÁY TÍNH

Chuyên ngành mạng máy tính là chuyên ngành nghiên cứu về nguyên lý hoạt động của mạng, thiết kế, xây dựng và quản trị hệ thống mạng, quản trị người dùng, giám sát người dùng. Nhu cầu kết nối mạng ngày càng lớn khi thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà hạt nhân cốt lõi là Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây (cloud computing) đang phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về nhân lực chuyên ngành mạng máy tính tăng cao ở hiện tại và tương lai. Khi đất nước ta đang bước vào quá trình chuyển đổi số (digital transform) thì vai trò của người kỹ sư chuyên ngành mạng máy tính trong công ty là rất quan trọng.

 

  • Chuyên ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

- Ngành ĐTVT đảm nhiệm việc xây dựng mạng thông tin trên toàn cầu bằng các phương tiện thiết bị điện tử, giúp cho việc trao đổi thông tin diễn ra thuận lợi trong những điều kiện khác nhau cả về không gian và thời gian.
- Công nghệ truyền thông tin dựa trên nhiều thiết bị và nền tảng như: Hệ thống điện thoại có dây; Thiết bị di động như: điện thoại di động, máy tính bảng, laptop; Thông tin liên lạc viba; Thông tin  quang; Thông tin vệ tinh; Phát thanh và truyền hình; Mạng internet…
- Ngành  Điện tử - Viễn thông hiện nay rộng và phát triển rất mạnh, chia ra thành nhiều lĩnh vực: Nghiên cứu; Sáng tạo công nghệ thông tin mới; Mạng viễn thông; Định vị dẫn đường; Điện tử y sinh; Âm thanh hình ảnh…

 

  • Tham khảo Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của STU tại đây.

Học Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ra trường làm gì?

Hiện nay, nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao, đều đặn qua các năm và trong tương lai. Theo dự báo như cầu nguồn nhân lực đến năm 2025 - 2030 thì đây sẽ là 1 trong 9 nhóm ngành cần nhiều nhu cầu nhân lực gắn với sự phát triển của Kinh tế số. Công việc dành cho các kỹ sư điện tử viễn thông ra trường ngày càng đa dạng và mức thu nhập tương đối cao, ổn định.

Theo khảo sát, gần 100% các kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của STU đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc ở những vị trí sau:

- Quản trị hệ thống mạng tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu nhà cung cấp dịch vụ internet…
- Lập trình phát triển phần mềm mạng, các hệ thống điều khiển và giám sát thông qua môi trường mạng.
- Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng.
- Xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông mạng như VoIP, truyền hình hội nghị
- Quản trị các dự án mạng
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm,…
- Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông,…
- Thiết kế, xây dựng hệ thống mạng máy tính.
- Quản trị, vận hành hệ thống mạng máy tính cho các công ty.
- Lập trình phát triển hệ thống mạng.
- Lập trình và sửa chữa thiết bị di động

*Câu hỏi thường được các bạn nữ quan tâm về ngành học này là nữ có phù hợp để học ngành này không? Và câu trả lời là hoàn toàn có thể nhé, liên quan đến việc điều khiển tín hiểu thì luôn liên quan các mạch điện tử, vì vậy sự cẩn thận và tỉ mỉ là vô cùng quan trọng, mà đức tính này thì các bạn nữ lại nổi trội hơn hẳn các bạn nam; với những trường hợp hàn linh kiện thì sự tỉ mỉ và cẩn thận của các bạn nữ không chỉ tạo ra 1 bo mạch đẹp mà còn rất bền, chứ không dễ hở như các bạn nam. Có những vị trí trong ngành kỹ thuật nữ sẽ làm tốt hơn nam nên các bạn nữ nếu đã có đam mê với ngành này thì đừng vì sợ khó, sợ vất vả mà bỏ qua nhé!*

 

 

Những tố chất cần có để trở thành kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông giỏi.

Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, người học cần có đam mê thật sự, có mục tiêu phấn đấu và sự quyết tâm theo đuổi công việc học tập, nghiên cứu phát triển trong dài hạn. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một ngành mang tính phủ sóng rộng nên chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, vì vậy người kỹ sư điện tử viễn thông cần có tinh thần vững vàng, kiên trì, nhẫn nại để ứng phó trước những sự cố hệ thống.

Hơn nữa, đây là một ngành có tốc độ đổi mới rất cao, đòi hỏi người học năng động, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy của mình, ham học hỏi, trao dồi kiến thức và biết ứng dụng những tiến bộ trên thế giới vào tình hình thực tiễn của Việt Nam.

Đặc biệt, người kỹ sư mạng cần có khả năng tự học, khả năng đọc hiểu ngoại ngữ chuyên ngành các thiết bị mạng, các thông số hệ thống và trao đổi với các đối tác mạng ở khắp nơi trên thế giới, do đó tiếng Anh là rất cần thiết.

10 lý do vì sao bạn nên chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của STU?

1. Khoa Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của STU đã có bề dày 24 năm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

2. Hàng ngàn kỹ sư Điện tử - Viễn thông đang công tác và làm việc trong các công ty, nhà máy, các doanh nghiệp trên khắp cả nước có xuất thân học tập từ STU.

3. Đội ngũ giảng viên của Khoa là những vị Tiến sĩ, Thạc sĩ giỏi chuyên môn giảng dạy, nhiều công trình nghiên cứu khoa học; các kỹ sư và cử nhân giàu năng lực và nhiều giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học có uy tín trong cả nước.

4. Cơ sở vật chất gồm 18 Phòng thí nghiệm và Xưởng thực tập đầy đủ, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu thực hành của sinh viên STU: PTN CAD; PTN Công nghệ Chip; PTN Điện; PTN Điện tử Công suất; PTN Điện tử số; PTN Kỹ  thuật Điện tử; PTN Mạch và đo; PTN PLC; PTN Schneider; PTN Thông tin quang; PTN Viễn thông; PTN Viễn thông cở sở; Xưởng thực tập Điện; Xưởng thực tập Điện tử.

5. Sinh viên được học trong môi trường thực hành nhiều, trên hệ thống máy tính nối mạng tốc độ cao, các phần cứng của hãng CISCO, hệ điều hành mạng của Microsoft, Linux, ... Các mô hình mạng có dây, mạng không dây và mạng cáp quang.

6. Hơn phân nửa số tiết học là các tiết thí nghiệm, thực hành, giúp sinh viên nhanh nắm bắt, hình dung công việc thực tiễn sau này.

7. Nhiều hoạt động văn - thể - mỹ và các hoạt động học thuật vừa mang tính giải trí vừa góp phần giúp sinh viên củng cố kiến thức.

8. Có câu lạc bộ Sáng tạo để sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Hàng năm, câu lạc bộ luôn tổ chức các cuộc thi học thuật như: Sáng tạo Robot, Olympic Kỹ thuật số, Thiết kế mạch, Thiết kế mạng,…  

9. Đặc biệt tại STU, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Viễn thông Phương Nam là đối tác độc quyền của FPT Telecom đã ký hợp tác lâu dài và trao tặng phòng LAB cùng trang thiết bị về mạng cho nhà trường (toàn miền nam chỉ có hai trường là Đại học Bách Khoa TPHCM và Đại học Công nghệ Sài Gòn được trao tặng).

10. Những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên dù chỉ mới học năm nhất nhưng vẫn được nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện hết mình.

 

 

Năm 2021, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (mã trường: DSG) tiếp tục tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (mã ngành: 7510302) với 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển bằng học bạ THPT lấy điểm 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12)Xét tuyển bằng học bạ lớp 12 THPT lấy điểm 5 học kỳ (tổng điểm trung bình của năm học lớp 10, 11 và HK1 lớp 12)Xét tuyển bằng học bạ lớp 12 THPT lấy điểm trung bình cuối năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyểnXét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 lấy tổng điểm của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyểnXét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM 2021. Và STU bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 15/3/2021.

Xem Đề án tuyển sinh 2021 tại đây.

Nếu có thắc mắc, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ với STU qua cổng thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ thêm:

VĂN PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Địa chỉ: 180 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 38.505.520 - 115 hoặc 116

Website: www.stu.edu.vn

Fanpage: www.facebook.com/DHCNSG


Tin Nổi Bật