Bạn đang mệt mỏi với những khó khăn trong công việc? Hãy vượt qua nó với những bí quyết từ chuyên gia tư vấn nghề nghiệp hàng đầu Dan Schawbel, Mỹ
1. Làm thật tốt những công việc được giao
Bạn có cả triệu ý tưởng mới cho công ty của bạn? Tuyệt vời! Nhưng hãy đảm bảo chắc chắn bạn đã làm tốt mọi công việc được giao trước khi tiến hành những ý tưởng mới đó nhé. Theo Schawbel, “trước hết, hãy tạo dựng một danh tiếng thật tốt bằng cách hoàn thành xuất sắc những gì bạn được thuê để làm nhé”.
2. Giúp cho công việc của sếp bạn dễ dàng hơn
“Sếp của bạn chính là người tạo ra kinh nghiệm cho bạn tại nơi làm việc”, Schawbel nói.
Nếu bạn giúp sếp hoàn thành tốt công việc, hiển nhiên là cô/anh ấy sẽ tin tưởng và có khả năng cất nhắc bạn vào các vị trí quan trọng. Vì vậy, sau khi hoàn thành tốt việc của mình, hãy tình nguyện để giúp đỡ sếp, nhất là các dự án khiến cô/anh ấy căng thẳng mệt mỏi ngay cả khi sếp không đề nghị.
3. Trở thành chuyên gia
Nếu bạn phụ trách một mảng nào đó cụ thể trong văn phòng, ví dụ như nhân viên IT, vai trò của bạn là cần thiết cho nhiều người, vì vậy hãy làm mình nổi bật và là nhân vật không thể thiếu trong văn phòng.
Điều này rất đáng để bạn đầu tư thêm vài khóa học cho những kỹ năng cần thiết. Hãy biến mình thành chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn phụ trách nhé.
4. Hãy là một doanh nhân – ngay tại công ty hiện tại
Trước khi khởi động những dự án riêng của bạn, hãy tìm kiếm cơ hội cho mình mà không liên quan đến lợi ích của công ty hiện tại.
Ví dụ, nếu bạn làm việc cho một cửa hàng bán lẻ mà không liên quan đến internet, bạn có thể bắt đầu tìm cơ hội bằng việc phát triển một tài khoản bán lẻ qua mạng và chứng minh bạn là người hoàn hảo để phát triển kênh bán lẻ này.
5. Đánh giá cao giá trị của kỹ năng mềm
Bạn cực giỏi trong chuyên môn hay công tác tổ chức? Cho dù bạn giỏi đến đâu nhưng sẽ chẳng có ai muốn làm việc với bạn nếu bạn thiếu kỹ năng giao tiếp.
Theo lời khuyên của Schawbel: Hãy bước ra ngoài cuộc sống, đặt mình trong nhiều tình huống xã hội, tương tác với đồng nghiệp trong các cuộc họp, tham dự các sự kiện của công ty hay các đối tác… Tóm lại, hãy đơn giản nỗ lực để thể hiện bản thân và hòa hợp với đồng nghiệp, môi trường xung quanh.
6. Nhờ sếp của bạn đưa ra ý kiến phản hồi sau khi bạn lỡ làm sai điều gì
Hãy cân nhắc và nhờ sếp của bạn đưa ra những nhận xét, phản hồi sau khi bạn thực hiện xong một dự án nhưng chưa thực sự có kết quả tốt. “Từ đó, bạn sẽ biết bạn đã làm sai điều gì và có thể bắt tay vào việc cải thiện để đảm bảo sẽ không xảy ra lỗi tương tự”.
7. Tìm cách để tìm thấy niềm vui trong công việc mà bạn thấy chán ngắt nhất
Mọi người đều có những công việc nhàm chán mà họ phải làm một cách miễn cưỡng. Thật khó để giả vờ hào hứng khi ngồi lập báo cáo tài chính, nhưng lời khuyên của Schawlel là “giữ thái độ làm việc tích cực sẽ giúp bạn có thể đi tiếp những chặng đường dài”.
Vì vậy, hãy tìm cách để làm cho công việc tẻ nhạt của bạn trở nên dễ chịu hơn. Ví dụ, hãy tự thưởng cho mình một ly café thơm phức trong khi ngồi hoàn thành bản báo cáo tài chính chán ngắt kia nhé.
8. Luôn đúng hẹn
Hãy cố gắng để đừng lỡ hẹn, Schawbel nói: “Mọi người sẽ không tin tưởng bạn và họ sẽ không còn mong chờ vào kết quả công việc của bạn”.
Một mẹo nhỏ để bạn kiểm soát thời hạn khi đang có quá nhiều việc là hãy đặt thời hạn cho tất cả các công việc trên tờ lịch làm việc, và thiết lập chế độ nhắc nhở trước thời hạn một vài ngày. Bằng cách đó sẽ không có gì vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn khi thời hạn đến.
9. Biết khi nào là lúc KHÔNG nên đòi tăng lương
Hãy nhớ KHÔNG yêu cầu tăng lương hay thăng chức cho đến khi bạn đã bắt đầu làm công việc của các vị trí cao hơn. “Khi bạn muốn yêu cầu tăng lương, bạn phải chứng minh được rằng bạn xứng đáng với mức lương cao hơn,” Schawbel nói.
10. Hãy gặp gỡ với người đang thực hiện công việc mà bạn muốn làm
Theo lời khuyên của Schawbel, hãy tìm gặp những người đã và đang làm những vị trí mà bạn cũng muốn làm trong tương lai. Sau đó, bạn có thể trở về và phác thảo ra những cách để bạn cũng có thể đạt được vị trí đó. Hãy tìm cách phát triển mối quan hệ vững chắc với những người cố vấn tiềm năng nhé.
11. Không bỏ cuộc dễ dàng
Nếu bạn không thành công trong công việc hoặc cảm thấy không phù hợp, đừng vội nghỉ việc. Theo Schawbel, “hãy tìm kiếm những cơ hội khác ngay trong công ty hiện tại trước khi nhìn ra bên ngoài”.
Cố gắng để điều chỉnh công việc hoặc di chuyển đến một bộ phận khác phù hợp với bạn hơn. Bạn sẽ dễ ghi điểm hơn trong công việc hiện tại và công việc tương lai nếu bạn không từ bỏ dễ dàng ngay khi mới gặp khó khăn.
12. Hãy nhớ chẳng có gì từ trên trời rơi xuống cả
“Hãy bắt tay vào công việc và khiến bản thân thành công”, Schawbel nói. Bạn chính là người quyết định sự nghiệp của bản thân – Vì vậy hãy tiến lên!