Mã Trường

Mã Trường

Nghiên Cứu Khoa Học

Sinh viên thiết kế nhà "sống chung" với thiên tai

Cập nhật 12/04/2013 - 09:01:12 AM (GMT+7)

Ý tưởng thiết kế mô hình ngôi nhà “Bên kia chợ nổi” của hai sinh viên Trường ĐH Văn Lang đã giành giải Nhất cuộc thi thiết kế “Ngôi nhà thích ứng trong thời đại biến đổi khí hậu và thiên tai” một cách thuyết phục.

Nhóm tác giả là đôi bạn cùng lớp Trần Trương Thúy Nhi và Nguyễn Hồng Quân - SV năm cuối khoa Kiến trúc xây dựng, ĐH Văn Lang. Dự án nhà ở này lấy cảm hứng từ cuộc sống lao động của người dân miền đông bằng sông nước.

Để tìm ra ý tưởng cho ngôi nhà, Nhi và Quân đã nhiều lần xuống Cần Thơ, đi chợ nổi tìm hiểu, nghiên cứu về lối sống, thói quen sinh hoạt của người dân nơi đây. Qua đó phát hiện ra những nhu cầu, mong muốn của họ về một căn nhà không chỉ phù hợp với mọi điều kiện thời tiết mà còn phải tiện ích, hỗ trợ cho cuộc sống mưu sinh của người dân.

Tác giả Trần Trương Thúy Nhi và Nguyễn Hồng Quân bên mô hình thiết kế Bên kia chợ nổi

Tác giả Trần Trương Thúy Nhi và Nguyễn Hồng Quân bên mô hình thiết kế "Bên kia chợ nổi".


Điểm nhấn của dự án nhà “Bên kia chợ nổi” là mặt bằng trệt được xem như một không gian đa năng, sử dụng vào mùa khô. Nơi đây có thể làm “mặt tiền” để mua bán, trao đổi hàng hóa trực tiếp như hình thức họp chợ trên sông.

Việc tiếp cận ngôi nhà thông qua cầu thang bộ được thiết kế một bên. Trước nhà là không gian sinh hoạt chung cho việc ăn uống, tiếp khách… Ở giữa là không gian đóng gồm bếp, vệ sinh và sau cùng là phòng ngủ.

Bạn Trần Trương Thúy Nhi cho hay, khi bắt tay vào thực hiện, họ chú trọng đến tính đơn giản, điển hình, bền vững thông qua chính cách sống của người dân. Qua đó, nhằm mang đến cho người dân nơi đây một cuộc sống ổn định trong mùa khô và an toàn trong mùa lũ. Đặc biệt vẫn bảo tồn nét văn hóa đăc sắc của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

Thúy Nhi chia sẻ thêm, khó khăn nhất khi thiết kệ dự án này chi phí cho việc xây dựng một căn nhà không quá 100 triệu đồng để phù hợp với điều kiện của người nông thôn. Thế nên không phải ý tưởng, dự định nào của họ cũng thực hiện được mà phải “uốn” sao cho vừa đồng tiền.

“Học ở trường, khi thực hiện các đồ án ít phải suy nghĩ đến việc kinh phí để áp dụng đồ án vào thực tế mà chủ yếu chỉ tập trung sao cho đẹp, tiện ích, vững vàng. Khi bắt tay vào thực tế, có giới hạn kinh phí mà vẫn phải đảm bảo được các yếu tố khác nên rắc rối hơn rất nhiều. Rất nhiều đêm hai đứa không ngủ vì dựng lên rồi lại... phá đi”, Nhi cho hay.

Mô hình thiết kế Mô hình chợ nổi sẽ được đưa vào ứng dụng thực tế

Mô hình thiết kế "Mô hình chợ nổi" sẽ được đưa vào ứng dụng thực tế.

Nhà thiết kế Nguyễn Thanh Tâm, giảng viên Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, thành viên ban giám khảo cho hay, mô hình “Bên kia chợ nổi” không phải xuất sắc nhất nhất trong 26 mô hình của các nhóm SV đến từ các trường đại học khắp cả nước tham dự cuộc thi.

Nhưng mô hình của Thúy Nhi và Hồng Quân có tính ứng dụng cao. Cái giỏi của nhóm tác giả là đưa ra các giải tốt nhất đáp ứng cùng lúc các tiêu chí như khả năng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt; tác động thấp nhất đến môi trường, sử dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương một cách hiệu quả; thiết kế đơn giản và dễ dàng xây dựng, đặc biệt kinh phí xây dựng không quá 100 triệu đồng phù hợp với người nghèo.

Mô hình thiết kế “Bên kia chợ nổi” của Thúy Nhi và Hồng Quân sẽ được đưa vào áp dụng thực tế để xây dựng mái ấm an toàn và vững chãi cho người dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Mô hình dự án Nhà vách lật của nhóm DKT (ĐH Văn Lang và ĐH Kiến trúc) đạt giải Nhì

Mô hình dự án "Nhà vách lật" của nhóm DKT (ĐH Văn Lang và ĐH Kiến trúc) đạt giải Nhì.

Dự án Nhà của gia đình của nhóm SV Trường ĐH Kiến trúc giải Ba

Dự án "Nhà của gia đình" của nhóm SV Trường ĐH Kiến trúc giải Ba.

Nhóm DMT của ĐH Văn Lang cùng giành giải Ba với dự án Chuyện nhà mùa nước nổi

Nhóm DMT của ĐH Văn Lang cùng giành giải Ba với dự án "Chuyện nhà mùa nước nổi".

(Theo Báo Dân Trí)

 

 

 

Các Nội Dung Liên Quan


Tin Nổi Bật