Mã Trường

Mã Trường
photo-216

Cơ sở vật chất

Hệ thống các Phòng thí nghiệm, Xưởng thực tập

Cập nhật 04/04/2022 - 05:36:44 PM (GMT+7)

Khoa được trang bị các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập phù hợp với mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành điện, điện tử và Điện tử viễn thông của nhà trường. Cụ thể hóa sứ mạng của nhà trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng công nghệ, có phẩm chất đạo đức tốt, có văn hóa, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ giỏi phù hợp ngày càng cao nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, của đất nước.

 

STT

Tên Phòng thí nghiệm

Vị trí

Diện tích

(m2)

1

PTN Điện tử số

B205

48

2

PTN Kỹ thuật điện tử

B203

48

3

Xưởng thực tập điện tử

B201

48

4

PTN Viễn thông

A307

96

5

PTN Viễn thông cơ sở

B401.1

56

6

PTN Máy điện

A208.1

49,5

7

PTN Mạch và đo

A208.2

45

8

Xưởng Thực tập điện

A209.1

36

9

PTN CAD

A209.2

72

10

PTN Kỹ thuật điện

B207

48

11

PTN PLC

B403

96

12

PTN Điều khiển tự động

B403

13

PTN Điện tử công suất

B403

14

PTN Thông tin quang

B206

48

15

PTN Công nghệ Chip

B206

16

PTN Kỹ thuật nhúng

B202

48

 

 

 

Giới thiệu về các phòng thí nghiệm.

  • PTN Điện tử số: được trang bị các KIT (Panel) Thực hành Điện tử số, các KIT TN được trang bị đầy đủ các Modul TN theo sát chương trình học lý thuyết môn Điện tử số, đảm bảo cho sinh viên sau khi hoàn thành xong các bài thí nghiệm sẽ nắm vững các chuyên môn và kỹ năng, sau này có thể đáp ứng các yêu cầu cho Công nghệ số đang phát triển hiện nay.

  • PTN Kỹ thuật điện tử: được đầu tư các Panel TN Điện tử tương tự hiện đại, đáp ứng được các nhu cầu Thí nghiệm về điện tử Tương tự (Analog) cho các sinh viên các chuyên ngành Điện, Điện tử, Điện tử - Viễn thông, Điều khiển tự động.

  • PTN Viễn thông: đảm nhận chủ yếu các môn học thuộc chuyên ngành Điện tử Viễn thông, cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành cho sinh viên thông qua hệ thống các bài thì nghiệm thực hành: Điện tử thông tin-Anten, Tổng đài điện thoại, Kỹ thuật chuyển mạch, Kỹ thuật Vi xử lý, Tin học chuyên ngành, Máy tính và mạng.

- Thí nghiệm Kỹ thuật chuyển mạch: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về các hệ thống chuyển mạch, từ chuyển mạch analog, digital, chuyển mạch gói,… bằng các hệ thống tổng đài từ vài chục đến vài trăm số. Cấu hình và khai thác các tổng đài IP sử dụng mã nguồn mở Asterisk, xây dựng các hệ thống liên dài qua mạng internet hay mạng PSTN
- Thực hành Tổng đài điện thoại: Sinh viên dần làm quen với vai trò là một chuyên viên hệ thống thông tin, lập kế hoạch, triển khai một hệ thống tổng đài nội bộ, cài đặt và kích hoạt các thuê bao, trung kế, các dịch vụ trên mạng thông tin. Tìm hiểu các hệ thống mạng ngoại vi tổng đài qua hệ thống phối cáp từ tổng đài đến thuê bao. Các bước phân tích và xử lý sự cố trên đường dây.
- Thực hành Vi xử lý: Tiếp cận với các hệ thống vi xử lý tiên tiến hiện nay như Intel, Motorola, PIC,… Sinh viên học cách xây dựng một hệ thống Vi điều khiển hoàn chỉnh thông qua các hệ thống giao tiếp ngoại vi như: giao tiếp máy tính, LCD, led 7 đoạn, relay, động cơ, bàn phím, ADC, DAC,…
- Thực hành tin học chuyên ngành: Hướng dẫn sinh viên làm quen với các phần mềm chuyên dụng cho ngành Kỹ thuật như Matlab, Orcad, Acad, Labview,… trên hệ thống máy tính được nối mạng
- Thí nghiệm điện tử thông tin-Anten: Là môn học cơ sở cho sinh viên ngành Điện tử Viễn thông, các bài thí nghiệm cung cấp các kiến thức nền để có thể tiếp tục với các kiến thức chuyên sâu sau này: Điều chế analog (AM, FM, PAM,…), Điều chế số (FSK, ASK, QPSK, BSK,…), Hệ thống mạch lọc thôn thấp, thông cao, thông dãi, chắn dãi, tích cực hay thụ động, Hệ thống dao động cao tần, Hệ thống Anten thu phát,…
- Thực hành Máy tính và mạng: Sinh viên làm quen với thao tác cơ bản trong việc khai thác hệ thống mạng LAN, internet,… Cấu hình, sử dụng hay cung cấp các tài nguyên mạng ở mức chia sẻ cơ bản. Dần từng bước tạo ra và khai thác hệ thống mạng ở mức độ quản trị.

  • PTN Máy điện: được xây dựng với đầy đủ các modul phục vụ cho môn học Máy Điện như máy biến áp, động cơ một chiều, động cơ xoay chiều, máy phát điện, biến tần… Đáp ứng cho sinh viên ngành điện có điều kiện phát triển những kỹ năng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị quan trọng trong ngành điện.

  • PTN Mạch và đo: phục vụ cho hai môn học chính là Mạch Điện và Kỹ Thuật Đo cho nhiều ngành của trường như Điện-Điện tử, Cơ-Điện tử, Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin... Phòng thí nghiệm Mạch và Đo luôn được đầu tư và phát triển để phục vụ tốt cho sinh viên các ngành của trường. Phòng thí nghiệm bố trí các bộ nguồn đa năng: 1 chiều và xoay chiều ở nhiều cấp điện áp, bộ nguồn có thể điều chỉnh điện áp theo yêu cầu. Các thiết bị đo được trang bị đầy đủ như VOM, watt kế, ampe kế, thiết bị đo điện trở đất, dao động ký, máy phát sóng, các loại linh kiện điện tử liên quan, máy tính và nhiều thiết bị khác.

  • Xưởng Thực tập điện: được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa STU và tập đoàn Schneider. Với sự đầu tư thiết bị và máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Có nhiều modul phục vụ cho nhiều môn học chủ chốt của ngành điện giúp cho sinh viên các kỹ năng sử dụng, vận hành và điều khiển các loại máy móc, thiết bị hiện đại. Các modul điều khiển động cơ, PLC, biến tần, Scada,... phục vụ cho nhiều môn học của ngành điện. Tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tốt nghiệp cuối khóa trên những thiết bị hiện đại.

  • PTN CAD: Phục vụ thí nghiệm, thực hành cho các môn học Kỹ Thuật Điện, Khí Cụ Điện. Sinh viên được tìm hiểu, điều khiển và vận hành các khí cụ điện thông dụng như CB, contactor, relay trung gian, relay thời gian, máy biến áp, các mạch bảo vệ thấp áp, quá áp, bộ chuyển nguồn tự động ATS. Phát triển các kỹ năng vận hành hệ thống. Sinh viên được thực hiện các mạch điều khiển động cơ ở nhiều cấp tốc độ, vận hành hệ thống các động cơ theo thứ tự thời gian, lắp đặt và điều khiển các hệ thống bảo vệ thấp áp, quá áp, bộ chuyển nguồn tự động ATS. Các bài thực hành đáp ứng được yêu cầu các công việc thực tế sau khi ra trường.

  • PTN PLC: được trang bị với các mô hình: điều khiển đèn giao thông, mô hình thang máy, băng chuyền sản xuất,… với các PLC của các hãng Misubishi, Siemens, giúp người học củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng tay nghề thông qua các mô hình thực tế trong phòng.

Phòng trang bị 8 bộ modul thí nghiệm. PLC Liyan (Đài Loan): 8 máy tính; 8 PLC Liyan; 24 board mạch các switch, Led 7 đọan, Cotactor; Các mô hình mô phỏng thực tế. Với trang thiết bị hiện có, sinh viên vào làm thí nghiệm làm các bài cơ bản về PLC, điều khiển ON-OFF, Timer, Counter và AD. Sau khi học xong thực hiện được các qui trình công nghệ, thực hiện được các dây chuyền sản xuất cơ bản.

  • PTN Điều khiển tự động: Là phòng thí nghiệm trọng điểm của sinh viên ngành Điện Công nghiệp và Điều khiển tự động. Hiện nay Phòng đang nâng cấp đầu tư trang thiết bị và viết lại bài thí nghiệm thực hành phù hợp với thực tiễn.  Là cơ sở nghiên cứu cho các giảng viên bộ môn; là nơi sinh viên nghiên cứu học tập củng cố lý thuyết, tiếp cận các mô hình mô phỏng các hệ thống điều khiển trong thực tế.

 

  • PTN Điện tử công suất: Nhằm phục vụ mục tiêu đổi mới, cập nhật kiến thức để phục vụ người học tốt hơn, Phòng thí nghiệm Điện tử công suất mới được đầu tư xây dựng lại hệ thống các bài thực hành. Phòng sẽ phục vụ các cấp học theo nội dung mới với hệ thống 12 bài thí nghiệm chính được biên soạn cho phù hợp với từng cấp. Giúp Sinh viên kiểm chứng lý thuyết và hoàn thiện kiến thức về Điện tử công suất qua các bài thực hành tại phòng. Gồm có: Các bài thực hành giúp sinh viên nắm vững cách dùng của các linh kiện Điện tử công suất như FET, SCR, TRIAC, …, thấy rõ hơn nguyên lý hoạt động của các bộ chỉnh lưu một pha, ba pha, các bộ nghịch lưu, biến tần, … biết cách điều khiển tốc độ quay của động cơ DC và AC. Các bài mô phỏng hướng dẫn sinh viên sử dụng công cụ để tự tìm hiểu và tự học mà không cần đến phòng thí nghiệm

  • PTN Thông tin quang: chịu trách nhiệm Giảng dạy Thực hành, Thí nghiệm môn thông tin quang cho sinh viên các ngành Điện - Điện tử, Điện tử - Viễn thông, Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các hệ thống truyền tin qua sợi dẫn quang, nguyên lý hàn sợi quang.