Mã Trường

Mã Trường

Tuyển Sinh STU

Cơ hội nghề nghiệp vững vàng với ngành Cơ - Điện Tử

Cập nhật 30/08/2013 - 06:25:15 PM (GMT+7)

Cơ - Điện tử là ngành khoa học tổng hợp liên ngành của cơ khí chính xác, điện tử, điều khiển và tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Cơ điện tử không là một cuộc cách mạng về công nghệ mà chỉ là sản phẩm của quá trình phát triển, cơ điện tử tạo ra sự thay đổi lớn khi biết phối hợp từ các công nghệ đã có.

Nắm bắt được xu thế đó, Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn đã đưa ngành cơ điện tử vào hệ thống ngành đào tạo từ rất sớm và tự hào

là một trong số ít trường đầu tiên ở phía nam đào tạo thành công ngành cơ điện tử. Tính đến nay trường đã đạo tạo được 13 khóa học, cung cấp cho xã hội hơn 2 ngàn kỹ sư Cơ điện tử có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất. Trong những năm qua Nhà trường không ngừng mở rộng các hệ đào tạo ngành cơ điện tử như: hệ đại học chính qui, hệ cao đẳng chính qui, hệ đại học ngoài chính quy, hệ liên thông đại học … nhằm tạo điều kiện tối đa cho nhiều đối tượng người học. 
  •  Về việc làm sau khi ra trường: Ngành cơ điện tử tại Đại học Công Nghệ Sài Gòn tự hào là ngành đào tạo có tỉ lệ sinh viên có việc ngay sau khi ra trường chiếm tỉ lệ cao (trên 90%). Sau khi tốt nghiệp ngành cơ điện tử sinh viên có khả năng vận hành, khai thác các thiết bị công nghiệp trong nhiều ngành sản xuất khác nhau, có khả năng tham gia đổi mới, thiết kế bộ phận trong hệ thống, dây chuyền sản xuất công nghiệp, có khả năng bảo dưỡng, hiệu chỉnh và sửa chữa các trang thiết bị công nghiệp, có khả năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các trang thiết bị tự động hóa sản xuất trong công nghiệp, có khả năng tổ chức, quản lý và điều hành các đơn vị sản xuất trong hệ thống công nghiệp.
  • Về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo ngành cơ điện tử tại Đại học Công nghệ Sài Gòn được biên soạn trên nền tảng kiến thức của ngành Cơ điện tử hiện đại và liên tục được cập nhật, bổ sung để theo kịp sự phát triển về khoa học công nghệ của thế giới và đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất của Việt Nam.
 
  •  Về trang thiết bị đào tạo: Song song với việc mở rộng qui mô đào tạo ngành, nhà trường cũng đã đầu tư, xây dựng nhiều phòng thí nghiệm với những trang thiết bị đào tạo hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên. Một số phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo ngành cơ điện tử có thể kể đến như: Xưởng thực tập Cơ khí, PTN Thuỷ lực & Khí nén, PTN Truyền động Cơ khí & Dung sai Đo lường, PTN Tự động hoá, PTN Vật lý và đặc biệt là nhà trường vừa mới đầu tư Xưởng Thực hành máy gia công chương trình số (máy phay CNC, máy tiện CNC). Hàng năm Nhà trường luôn dành một phần kinh phí không nhỏ cho việc tu bổ, nâng cấp, đầu tư mới trang thiết bị, phương tiện đào tạo nhằm mục đích dần nâng cao chất lượng đào tạo thí nghiệm thực hành ở sinh viên.
  •  Về đội ngũ giảng viên: Bên cạnh đội ngũ cán bộ cơ hữu ngành cơ điện tử có trình độ, nhiệt tình, giỏi chuyên môn, nhà trường còn mời các cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học về tham gia giảng dạy. Các giảng viên luôn được nhà trường và khoa tạo điều kiện học tập, nghiên cứu nhằm năng cao kiến thức áp dụng trong việc giảng dạy.
TS.Lê Minh Ngọc - Trưởng Khoa Cơ Khí Tập thể giảng viên cơ hữu Khoa Cơ Khí

 Phòng QLKH & ĐN (tổng hợp)