Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Hướng Nghiệp

Ngành Marketing có khó như bạn nghĩ?

Cập nhật 17/05/2024 - 04:10:06 PM (GMT+7)

      Marketing là một trong những ngành học phổ biến và không bao giờ lỗi thời vì đây là khâu quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Tuy nhiên có một số bạn còn mơ hồ về những thuật ngữ trong ngành và không hiểu rõ được việc làm của ngành sau khi ra trường. Và liệu rằng học ngành Marketing có khó như bạn nghĩ và có thật sự phù hợp hay không. Để hiểu rõ hơn về ngành Marketing, các bạn hãy cùng STU tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

1. Ngành Marketing là gì?

      Ngành Marketing là ngành học nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, quảng bá sản phẩm và quản trị quan hệ khách hàng với mục tiêu cuối cùng là tạo ra giá trị cho khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Marketing gần như không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh với vai trò đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, đồng thời giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh riêng trong lòng người tiêu dùng. Ngành Marketing với mục tiêu là trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng, mang lại giá trị cho khách hàng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Chương trình học chuyên ngành Quản trị Marketing

      Chuyên ngành Quản trị Marketing được coi là "đầu tàu" của một phòng Marketing. Đào tạo cho sinh viên các kiến thức về nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,.. Bên cạnh đó các bạn còn được trang bị các kỹ năng chuyên môn, chú trọng ngoại ngữ cùng với kỹ năng mềm như kỹ năng lập kế hoạch, đàm phán - thương lượng, giao tiếp,...nhằm trang bị công cụ vững chắc cho người học khi theo đuổi ngành này.

Chuyên ngành Quản trị Marketing tại STU là một trong 04 chuyên ngành của ngành Quản trị Kinh doanh. 

+ Quản trị Tổng hợp

+ Quản trị Tài chính

+ Quản trị Marketing

+ Quản trị Chuỗi cung ứng

3. Học Marketing làm gì sau khi ra trường?

Khi học Marketing, sinh viên sẽ có khả năng ứng tuyển vào các vị trí như chuyên viên marketing thuộc các bộ phận:

  • Bộ phận kinh doanh (quản lý kênh phân phối, giám sát bán hàng, …)
  • Bộ phận marketing (lên kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường, phát triển truyền thông, quan hệ công chúng, quản lý thương hiệu,…)
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng (quản lý thông tin khách hàng, nắm rõ nhu cầu & tâm lý khách hàng, …)
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện kinh tế;

Ngành Marketing có dễ xin việc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành Marketing và các hoạt động tiếp thị, có thể nói rằng ngành này có nhiều cơ hội việc làm hơn cả. Nếu đã thấy mình phù hợp và xác định học ngành này thì đừng ngần ngại dấn thân vào lĩnh vực thú vị này nhé. 

4. Những tố chất cần có khi làm trong ngành Marketing

Khi bước vào môi trường Marketing, bạn cần có những yếu tố sau đây:

1. Năng động, nhiệt tình

Đây được xem là yếu tố quan trọng. Sự năng động, nhiệt tình sẽ giúp nhân viên Marketing sáng tạo nên chiến lược, phương án quảng bá sản phẩm/dịch vụ tốt nhất, từ đó đem thương hiệu của công ty đến với người tiêu dùng gần hơn.

2. Nhạy bén, nắm bắt thị trường

Có thể nói, thị trường kinh doanh luôn có sự biến động không ngừng, do đó là một Marketing cần phải có đầu óc nhạy bén và nắm bắt thị trường, khả năng quan sát, nhìn nhận và tìm hiểu hành vi tốt. Khi có được những yếu tố trên, bạn sẽ đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp cho từng thời điểm hoặc cho từng đối tượng khách hàng tiềm năng.

3. Giao tiếp tốt

Dù là làm việc trong bất cứ ngành nào thì kỹ năng giao tiếp tốt luôn là điểm cộng. Hơn nữa, trong ngành Marketing hoạt động không ngừng thông qua việc giao tiếp ngôn ngữ và hình ảnh, do đó đây là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần có.

4. Tư duy, sáng tạo

Như đã đề cập, trong môi trường kinh doanh luôn không ngừng phát triển, do đó Marker cũng phải sáng tạo không ngừng để có thể bắt kịp xu hướng cũng như đưa ra những thay đổi phù hợp cho từng thời điểm. Từ đó, mới có thể thu hút và kích thích họ hành động mua hàng hoặc nhớ đến thương hiệu lâu hơn.

5. Có tinh thần làm việc nhóm

Sự thành công của việc đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng không chỉ riêng phòng Marketing mà còn có sự phối hợp của rất nhiều phòng ban khác như: thiết kế, sale, nhân sự, IT,…Tinh thần làm việc nhóm có trách nhiệm được xem là “chìa khóa then chốt” trong Marketing. Do đó, ngay từ khi còn đi học bạn nên rèn luyện cho mình tố chất này.

Thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại STU hoặc đăng ký trực tuyến tại website trường theo đường link: http://daotao2.stu.edu.vn/

VĂN PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Địa chỉ: 180 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (028).38.505.520 - 115; 116 hoặc Hotline: 0902.992.306
Kênh tư vấn trực tuyến: http://stu.edu.vn/vi/269/cau-hoi-tu-van.html
Fanpage STU: https://www.facebook.com/DHCNSG