Mã Trường

Mã Trường
photo-256

Tin Tức Các Báo

Điểm trúng tuyển Đại Học không căn cứ vào tỷ lệ “chọi”?

Cập nhật 27/06/2013 - 09:04:35 AM (GMT+7)

Nhiều thí sinh cho biết, một số trường và ngành đào tạo có tỉ lệ"chọi" cao khiến các em dù đã chọn thi vẫn không khỏi đắn đo. Tuy nhiên, thực tế, tỉ lệ"chọi" không ảnh hưởng nhiều đến điểm trúng tuyển, do đó thí sinh không nên quá lo lắng.

Sức học nào thi vào trường “hot”?

Theo số liệu thống kê tuyển sinh của các cơ quan chức năng, những năm gần đây số lượng thí sinh dự thi đạt tổng điểm 3 môn từ 15 trở lên luôn chiếm khoảng 13 – 20% trên tổng số thí sinh dự thi cả nước. Với mức điểm này, thí sinh cầm chắc mình sẽ đạt mức điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đây là giới hạn khả năng trúng tuyển vào một trường nào đó. Tuy nhiên, trúng tuyển hay không lại phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn sáng suốt của thí sinh.

Định hướng ngành nghề trong tuyển sinh đã có chuyển biến rõ rệt.

Thực tế cho thấy, các thí sinh có lực học giỏi đều tập trung vào các trường “top” trên và các ngành nghề“hot”. Số thí sinh này không nhiều nên tỷ lệ chọi của các trường này thường thấp hơn nhiều so với các trường top giữa, nhưng do “chất lượng” thí sinh cao nên điểm chuẩn ở những trường này luôn ở mức cao, thường phải từ 21 điểm trở lên. Có thể điểm mặt những trường này như Đại học Ngoại Thương, Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Bưu chính viễn thông… 

Có nên căn cứ vào tỷ lệ “chọi”

Tỷ lệ chọi chỉ là con số mang tính ước lệ tương đối chứ không khẳng định được điều gì. Có thể lượng thí sinh đăng ký dự thi đông nhưng tỷ lệ dự thi ít, hồ sơ ảo nhiều, hoặc chưa chắc những thí sinh dự thi đã là những đối tượng sáng danh trên thí trường, vì thực tế như các số liệu thống kê đưa ra thì lượng thí sinh có điểm tổng cho cả 3 môn chỉ vào khoảng từ 15 – 20%.

Ngành học sư phạm mà mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 này đang được đánh giá là có sức hút mới đối với người học. Nhìn lại thời kỳ trước năm 2008, Sư phạm là khối ngành thu hút khá đông thí sinh vì được miễn học phí. Nhưng cũng kể từ năm 2008 đến nay thì số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành sư phạm giảm dần. Trước việc hồ sơ đăng ký dự thi tăng đột biến ởcác trường sư phạm, việc này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ “chọi” vào các trường sẽ cao. 

Như vậy thí sinh sẽ phải tranh giành quyết liệt để có một ghế vào giảng đường. Nhận định về việc này, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, không có căn cứ để chứng minh việc đông thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành sư phạm cao thì thí sinh sẽ phải cạnh tranh nhau nhiều hơn vì thực tế với những chế độ, chính sách mới ban hành tuy có hấp dẫn người học vào sư phạm, nhưng vẫn chưa đủ để cuốn hút người giỏi. Thí sinh sẽ còn tiếp tục suy nghĩ để đưa ra quyết định cuối cùng, chứkhông hẳn đăng ký là dự thi. Tương tự, đối với khối ngành nông lâm ngưnghiệp mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 này cũng được coi là biến động.

Tỷlệ“ chi” chỉ để tham khảo?

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, nếu như năm 2012, khối A là sự lựa chọn của 47,2% số thí sinh dự thi ĐH thì năm nay chỉ còn 39,1%. Trong khi đó, khối A1 tăng 5%; khối B tăng 1,9%. Số hồ sơ nhóm ngành kinh tế giảm 10,5% nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. 

Tỷ lệ chọi chỉ để tham khảo.

Từ số liệu tuyển sinh về tỉ lệ chọi, điểm chuẩn những năm trước và xu hướng chọn ngành của thí sinh, bà Lê Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho biết, số lượng hồ sơ tăng giảm không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh của các trường top đầu vì hầu hết thí sinh thi vào các trường này đều có chất lượng cao. Dù số hồ s ơnộp vào các trường này ít nhưng tính cạnh tranh lại rất cao. Nhưnăm nay, ĐH Ngoại thương có tỉ lệ chọi thấp nhưng khảnăng điểm chuẩn không thay đổi nhiều so với các năm trước (ở mức khoảng 24 - 26 điểm). 

Theo ThS Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Sài Gòn, tỉ lệ chọi chỉ để tham khảo chứ không phải yếu tố quyết định điểm trúng tuyển bởi tỉ lệ chọi càng cao, khả năng hồ sơ ảo càng lớn. Năm ngoái, trường có gần 51.000 hồ sơ đăng ký dự thi nhưng đến ngày thi, số thí sinh dự thi chỉ hơn 37.000 (không tính thí sinh thi nhờ). "Năm nay, trường nhận được hơn 48.000 hồ sơ. Chúng tôi không muốn công bố tỉ lệ chọi theo ngành vì có những ngành tỉ lệ chọi rất cao, khiến thí sinh hoang mang", ông Sơn nói. 

Ngay trong một trường cũng có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ chọi của các khoa với nhau. Chẳng hạn, tỉ lệ chọi vào ngành y đa khoa, dược học của ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng 1/6 nhưng điểm trúng tuyển luôn cao nhất trường với mức 25,5 - 26 điểm; trong khi các ngành điều dưỡng, xét nghiệm y học, kỹ thuật y học có tỉ lệ chọi tới 1/30 nhưng điểm trúng tuyển chỉ ở mức 21 - 23 điểm. 

Trước thực tếnày, các chuyên gia tuyển sinh đã có lời khuyên đối với thí sinh là chỉnên tham khảo thôi chứ không nên dựa vào những “biến động” ngành nghề để dự thi. 

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học khẳng định: Bản thân tỷlệ"chọi" thực ra không nói lên được gì  nhiều. Trường có tỷ lệ"chọi" càng cao, tính cạnh tranh càng lớn - đó là một quan điểm không hoàn toàn đúng. Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bùi Anh Tuấn thể hiện quan điểm rất rõ ràng.

Tỷ lệ"chọi" có trường cao vọt nhưng cũng có trường rất thấp, đó là chuyện bình thường. Mấy năm gần đây, một số trường tốp trung nhưĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Tài nguyên - Môi trường ..., lượng sinh viên đăng ký rất đông, thường đây là những thí sinh chất lượng đại trà. Các trường tốp trên, sốthí sinh đăng ký không đông nhưng chất lượng lại cao hơn. Còn việc tỷlệ“chọi” có sựphân hóa rõ nét trong những năm gần đây có thểđược lý giải bởi nhiều nguyên nhân.

Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học

 
Trước hết phải nói đến do chủtrương của Đảng và Nhà nước trong thời gian vừa qua đã đến được với người dân và thí sinh nên xu hướng lựa chọn ngành nghề, chọn trường đã có sựthay đổi. Không giống cách lựa chọn chủyếu theo xu hướng thịtrường, theo tâm lý đám đông trước đây, hiện thí sinh cân nhắc rất kỹ, đa sốchọn ngành nghềhướng tới việc làm trong tương lai; cùng với đó, người học cũng quan tâm tới chất lượng và uy tín của ngành, nghềvà trường sẽđăng ký dựthi.

Thứ hai là nguyên nhân từ cơ cấu ngành nghề của các trường. Một số trường cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, không gắn được với nhu cầu của xã hội, không phản ứng kịp nhu cầu của thị trường. Ví dụ, trong 2 năm 2012 và 2013, số thí sinh thi vào ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh giảm 10% mỗi năm. Nhưng, trong khi nhu cầu giảm sút, vẫn rất nhiều trường chỉtập trung vào các ngành nghề này, dẫn đến thí sinh đăng ký dự thi sụt giảm, đó là điều tất yếu. Cũng nói thêm, những năm gần đây, đặc biệt là năm 2013, lượng thí chọn các ngành kỹ thuật, công nghệ có chiều hướng tăng, đây là tín hiệu đáng mừng.

Một nguyên nhân khác liên quan tới sựquan tâm đầu tư phát triển chiều sâu của các nhà trường, điều này cũng quyết định đến việc thu hút thí sinh. Trên thực tế, có thí sinh thi đông là những trường quan tâm đến phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường sư phạm và môi trường đào tạo.

Còn phải kể đến định hướng của ngành trong giai đoạn vừa qua ảnh hưởng đến việc thu hút người học. Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có những cảnh báo rộng rãi với xã hội, người học và nhà trường vềnhững ngành nghề dư thừa nhân lực; từ đó, góp phần định hướng thí sinh lựa chọn ngành học phù hợp; đồng thời nhiều trường đã chủđộng mởnhững ngành mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, thu hút thêm được thí sinh.

Tốt hơn hết là thí sinh dựa vào sức học của mình, học giỏi, tựtin vào sức học thì chọn thi vào trường mà mình thích. Còn với những thí sinh chỉvới mức học khá thì nên chọn những trường có mức điểm trúng tuyển vừa phải. Bởi vì, nhiều khi trường có tỉ lệ chọi cao nhưng điểm xét tuyển lại thấp hơn trường có tỉ lệ chọi thấp. Vì thực tếlà số thí sinh “phải chọi với nhau” không nhiều vì có rất nhiều thí sinh điểm thấp. Quyết định điểm chuẩn trúng tuyển cao hay thấp phụthuộc vào chất lượng thí sinh dựthi.

Theo thống kê, một số trường ĐH top đầu (điểm trúng tuyển hàng năm cao) lại có tỉ lệ chọi thấp hơn các trường top dưới (điểm trúng tuyển ở mức trung bình). Chẳng hạn, một số trường top trên như ĐH Ngoại thương có 10.000 hồ sơ với 3.400 chỉ tiêu (tỉ lệ chọi 1/2,94), Học viện Tài chính có 8.500 hồ sơ với 3.350 chỉ tiêu (tỉ lệ chọi: 1/2,53), Học viện Ngân hàng: 8.000 hồsơvới 2.300 chỉtiêu (tỉlệchọi 1/3,47), ĐH Xây dựng: 9.115 hồ sơ với 2.800 chỉ tiêu (tỉ lệ chọi 1/3,25); trong khi đó, ĐH Sư phạm Hà Nội có 18.905 hồ sơ với 2.400 chỉtiêu (tỉ lệ chọi 1/7,87); ĐH Công đoàn: 26.700 hồ sơ với 2.000 chỉ tiêu (tỉ lệ chọi 1/13,35), ĐH Tài chính Marketing có tỉ lệ chọi 1/5,5; trong đó, ngành Quản trị khách sạn có tỉ lệ chọi lên tới 1/24,42...

 Thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (BộGD - ĐT), trong kì thi tuyển sinh 2013, cả nước có 1.710.983 hồ sơ đăng ký dự thi, giảm 6% so với năm 2012. Trong đó, hồ sơ dự thi ĐH là 1.343.656 hồ sơ(chiếm 79%)

(Theo GDVN)