Mã Trường

Mã Trường

Giới thiệu STU

Cơ cấu tổ chức

Cập nhật 14/08/2024 - 09:12:00 AM (GMT+7)

Hiện nay nhà trường tổ chức theo hệ thống hai cấp: Trường và Khoa, Phòng, Ban Trung tâm. Bên cạnh đó, còn có một số bộ môn trực thuộc trường.

A. Lãnh đạo trường:

1. Hội đồng Trường (HĐT):

Hội đồng trường Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan. Hội đồng trường có trách nhiệm xây dựng và ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành và liên kết đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, hợp tác với doanh nghiệp; quyết định chính sách chất lượng; quyết định về cơ cấu tổ chức nhà trường, chính sách tiền lương và tuyển dụng; quyết định chính sách học phí; và một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hội đồng trường Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn nhiệm kỳ 2024 – 2029, gồm 11 thành viên; đại diện cho nhà đầu tư, thành viên trong trường, thành viên ngoài trường và Hiệu trưởng. Đứng đầu Hội đồng Trường là Chủ tịch Hội đồng Trường. Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kỳ 2024 – 2029 là TS. Ngô Thị Thu Thủy.

2. Ban Giám Hiệu:

Đứng đầu Ban giám hiệu là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người đại diện cho nhà trường trước pháp luật và xã hội. Hiệu trưởng được Hội nghị Nhà đầu tư và Hội đồng trường ra Quyết định công nhận. Hiện nay Hiệu trưởng của STU là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Hào Thi.
Hiệu trưởng đề cử các Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng hoạt động theo sự phân công của Hiệu trưởng, được thay mặt Hiệu trưởng điều hành và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng một số phần việc trong phạm vi được giao phó hoặc ủy nhiệm.

3. Hội đồng Khoa học & Đào tạo:

Hội đồng Khoa học & Đào tạo trường có vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho Hiệu trưởng về những định hướng lớn, có tính chất căn bản về đào tạo, nghiên cứu, nhằm giúp nhà trường phát triển ổn định, vững bền, không ngừng đổi mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển trong xu thế hội nhập. Thành phần của Hội đồng gồm các nhà khoa học đầu đàn trong trường cũng như nhiều nhà trí thức, nhà kinh doanh thành đạt ở ngoài trường.

B. Các Phòng, Ban:

Tham mưu cho Hiệu trưởng và thực hiện các chức năng cụ thể trong công tác quản lý Nhà trường là các phòng chức năng và một số bộ phận khác.

1. Phòng Đào tạo:

Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về mặt tổ chức đào tạo, tiến hành tổ chức thực hiện công tác giảng dạy và học tập đối với tất cả các hệ đào tạo chính quy, từ kế hoạch tổng thể đến thời khóa biểu. Phối hợp với Ban Chủ nhiệm các Khoa trong việc huy động, bố trí lực lượng giảng viên. Tiến hành tốt các công việc từ tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, kiểm tra, thi cử đến tốt nghiệp; Quản lý đầy đủ các hồ sơ, cơ sở dữ liệu về đào tạo của trường; Cung cấp các nhận xét, kết quả học tập của sinh viên; Theo dõi tình hình giảng dạy của giảng viên, giúp cho Ban Giám hiệu thực hiện đầy đủ chế độ thù lao, khen thưởng đối với người dạy. Phối hợp tốt với Phòng Kế hoạch – Tài chính trong việc theo dõi việc thu học phí, lệ phí.

2. Phòng Quản lý Khoa học & Sau Đại Học:

Phòng Quản lý Khoa học & Sau đại học có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc định hướng, cũng như tổ chức công tác nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên, học sinh của trường. Phòng còn giúp Hiệu trưởng quản lý các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động của nhà trường, tìm các đối tác trong đào tạo và NCKH. Ngoài ra, Phòng còn có nhiệm vụ theo dõi việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trình độ khoa học của Thầy Cô giáo thông qua công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cũng như theo học các bậc cao học, tiến sĩ. Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xác định ngành nghề đào tạo, cơ cấu ngành nghề, xây dựng chương trình đào tạo theo Quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đặc điểm riêng của Trường.

3. Phòng Hành chính - Quản trị:

Phòng Hành chính – Quản trị có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng tổ chức điều hành các hoạt động trong trường nề nếp, hài hòa, theo đúng các quy định chung của nhà trường. Phòng Hành chính – Quản trị phụ trách khâu công văn, giấy tờ đi đến của nhà trường, đảm bảo thông tin thông suốt, công tác lưu trữ và bảo mật. Đảm bảo để những văn bản cần thiết đều đến với cơ quan đầu não của trường, và những vấn đề liên quan đến kịp thời đối với các bộ phận chức năng hữu quan trong trường. Thư từ của sinh viên, học sinh cũng được Phòng chuyển nhận đầy đủ. Phòng có chức năng giữ gìn trật tự, an ninh trong toàn trường. Phòng Hành chính – Quản trị phụ trách việc phục vụ tiếp tân cho Lãnh đạo nhà trường. Ngoài chức năng hành chánh, Phòng còn có chức năng quản trị trong trường : tổ chức quản lý và khai thác tốt các công trình, các hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin trong toàn trường; mua sắm, tổ chức tu sửa nhỏ … theo đúng các quy định của Trường; Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính thực hiện các dự án đầu tư trang bị mới phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu của nhà trường.

4. Phòng Kế hoạch – Tài chính:

Có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng và chủ trì tiến hành lập kế hoạch tài chính, tổ chức quản lý tài chính, vật tư của trường. Phòng tiến hành thực hiện tốt công tác thu chi và sử dụng tài chính. Quản lý tốt nguồn vốn cũng như tài sản của nhà trường. Sinh viên, học sinh đóng học phí, lệ phí tại phòng này.
Phòng Kế hoạch – Tài chính thay mặt nhà trường giao dịch và hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính như đóng thuế của trường đối với nhà nước.

5. Phòng Công tác Sinh viên:

Phòng Công tác Sinh viên – Học sinh có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng và thực hiện những chủ trương biện pháp giúp sinh viên, học sinh rèn luyện, không ngừng tiến bộ, và phát triển con người toàn diện, phát triển tài năng trong thời gian theo học tại trường. Phòng tiến hành các công tác tuyên truyền, phổ biến, học tập các đường lối chính sách, pháp luật trong sinh viên; phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên hỗ trợ cho sinh viên, học sinh trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách, tư vấn về các mặt học tập, nghề nghiệp, đời sống tâm lý cho sinh viên, tổ chức đời sống tinh thần, văn nghệ, thể thao vui tươi lành mạnh, phong phú.
Phòng này có chức năng tổ chức khánh tiết trong các dịp hội họp,lễ hội của Trường.

6. Các Hội đồng cấp trường:

Ngoài Hội đồng Khoa học & Đào tạo, tùy theo nhu cầu hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng sẽ ra quyết định thành lập các Hội đồng chuyên đề khác như:
•    Hội đồng Tư vấn phát triển.
•    Hội đồng Tuyển sinh.
•    Hội đồng Tốt nghiệp.
•    Hội đồng Tuyển dụng.
•    Hội đồng Thi đua, Khen thưởng.
•    Hội đồng Kỷ luật.

7. Những bộ phận khác trong nhà trường:

Để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu và hỗ trợ cho các hoạt động đa dạng của cán bộ, sinh viên trong trường, trường còn có các đơn vị sau :
•    Thư viện điện tử: Có nhiệm vụ phục vụ, thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin cho cán bộ và sinh viên như : báo, tạp chí, thông tin qua mạng cho toàn trường. Ngoài sách giáo khoa, số tài liệu tham khảo hiện nay lên đến khoảng 6000 đầu sách. Thư viện còn liên kết với hệ thống thư viện và các trung tâm thông tin trong nước để cung cấp thông tin cho cán bộ, sinh viên.
•    Trung tâm Dịch vụ Học đường : Trung tâm Dịch vụ Học đường có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tốt cho Thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên, sinh viên học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người hoàn thành tốt công tác và việc học tập của mình. Bộ phận này hoạt động lấy phục vụ làm chính, tạo sự thoải mái, thuận tiện trong trường. Trung tâm Dịch vụ Học đường phụ trách các mặt công việc sau đây : ký túc xá sinh viên; nhà ăn – căn tin, tổ photocopy, tổ giữ xe (hiện nay chức năng này đang tạm giao cho phòng HCQT).

C. Cấp Khoa:

Đứng đầu Khoa là Trưởng khoa. Ở Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn các Trưởng khoa đều là các nhà khoa học có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, hoặc Tiến sĩ Khoa học, nhiều người có học hàm Giáo sư hoặc Phó Giáo sư.
Trưởng khoa có trách nhiệm tổ chức và quản lý mọi hoạt động trong phạm vi khoa. Trưởng khoa do Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm, sau khi thông qua Hội đồng Quản trị. Các Phó Trưởng khoa do Trưởng khoa đề cử và Hiệu trưởng bổ nhiệm.
Lãnh đạo khoa quản lý việc đào tạo, nghiên cứu trong các ngành thuộc khoa, quan tâm đầy đủ đến tình hình rèn luyện tư tưởng, đạo đức, phong cách của sinh viên trong toàn khoa. Trong bối cảnh hội nhập, việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo để theo kịp các trường trong khu vực cũng như trên thế giới là nhiệm vụ cấp bách và nặng nề đối với Lãnh đạo các khoa. Khoa có vai trò to lớn trong việc thực hiện “dân chủ ở cơ sở”. Ban chủ nhiệm khoa thường xuyên kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên và sinh viên trong đơn vị mình trong khuôn khổ quy định của trường. Khoa chịu trách nhiệm cải tiến, bổ sung, đề xuất với nhà trường trang bị mới các thiết bị đào tạo, nghiên cứu thuộc đơn vị mình. Trước mắt, phải xem trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết bị, vật tư hiện có ở các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập thuộc Khoa là công việc hàng đầu.
Bên cạnh, nhiệm vụ chính là đào tạo, việc tổ chức bồi dưỡng, trao đổi tri thức, kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong và ngoài khoa là hoạt động được quan tâm thường xuyên.
Tư vấn cho Trưởng khoa về các phương hướng lớn, liên quan đến công tác đào tạo, nghiên cứu cho các ngành thuộc Khoa quản lý có Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Hội đồng Khoa học và đào tạo do Hiệu trưởng quyết định thành lập.
Hiện nay, tại STU có các khoa sau đây:

Khoa

Ngành đào tạo phụ trách

Khoa Cơ khí

Cơ - Điện Tử

Khoa Điện - Điện tử

Điện tử Viễn thông

Điện - Điện tử

Khoa Công nghệ Thông tin

Tin học

Khoa Công nghệ Thực phẩm

Công nghệ Thực phẩm

Khoa Quản trị Kinh doanh

Quản trị Kinh doanh, Kế toán

Khoa Kỹ thuật Công trình

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Xây dựng cầu đường, Cấp thoát nước

Khoa Design

Mỹ thuật Công nghiệp


Tin Nổi Bật