Mã Trường

Mã Trường
photo-218

Năm 2019

Thông tin chung CTĐT năm 2019

Cập nhật 09/06/2020 - 02:26:06 PM (GMT+7)

Để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo trong nước cũng như tiếp cận với trình độ phát triển của ngành CNTP thế giới, chương trình đào tạo của khoa đã được xây dựng dựa trên Luật Giáo dục Việt Nam - Khung trình độ quốc gia (Vietnam Qualification Framework - VQF), Chương trình khung ngành Công nghệ thực phẩm của Bộ GD&ĐT và chương trình của Hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm thế giới (IUFoST-1998). Chương trình được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà tuyển dụng lao động phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của Trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Tại Hội nghị Thực phẩm quốc tế tại Dublin, Ireland năm 2016, chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã được công nhận đạt chuẩn của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm thế giới (IUFoST).

Trong phiên bản năm 2019, dựa trên phản hồi của các bên liên quan cũng như tham khảo CĐR của ABET và yêu cầu tại Khung trình độ quốc gia, CĐR được sửa đổi. Chương trình ngành CNTP được xây dựng dựa trên kết quả học tập mong đợi (chuẩn đầu ra) và trên cơ sở tham chiếu với các chương trình đào tạo tương tự trong và ngoài nước. Chuẩn đầu ra của các học phần được thiết kế tương thích với CĐR của chương trình đào tạo. Nội dung của các chương, phương pháp giảng dạy và học tập cũng như phương pháp đánh giá cũng “tương thích có định hướng” với kết quả học tập mong đợi.

Chương trình đào tạo không chỉ cung cấp cho người học kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành trong các lĩnh vực lĩnh vực Khoa học thực phẩm, Kỹ thuật và Công nghệ thực phẩm, Quản lý chất lượng và Phát triển sản phẩm, mà còn dành nhiều thời gian cho các bài tập, thực hành, thực tập nhằm giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với các tình huống thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành đáp ứng cho nhu cầu lao động chất lượng cao của khu vực các tỉnh phía Nam. Tỷ lệ số giờ thực hành trên tổng giờ lý thuyết và thực hành (quy chuẩn) của CTĐT là 52,02%.

Chương trình đào tạo cũng có nhóm học phần Công nghệ chế biến thực phẩm tự chọn, trên cơ sở đó sinh viên có thể chọn học chuyên sâu về công nghệ chế biến một số sản phẩm thực phẩm mà họ quan tâm như thịt, thủy sản, dầu mỡ, lương thực, trà cà phê, rau quả, bia rượu và nước giải khát vv...

Tùy theo nguyện vọng và năng lực, sinh viên cũng có thể lựa chọn thực hiện luận văn tốt nghiệp để nâng cao khả năng nghiên cứu chuyên sâu hoặc học các môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp để nâng cao kiến thức. Tổng số tín chỉ tự chọn chiếm 28,07% so với khối lượng kiến thức chuyên ngành.

Vui lòng tham khảo phiên bản mới nhất của Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm STU tại mục Bản mô tả chương trình đào tạo