CẢM NHẬN CÔN ĐẢO
Côn Đảo – vùng đất gắn liền với lịch sử Việt Nam hiện đại qua hai cuốc đấu tranh kháng chiến giữ nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Côn Đảo – nơi vạch trần tộc ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân và đế quốc xâm lược.
Côn Đảo – nơi khắc ghi dấu ấn ngàn đời về tinh thần bất khuất, sự kiên trung của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
Côn Đảo – nơi tôi chỉ được biết đến qua những trang sách, những lời kể, những thước phim tư liệu. Nơi mà tôi luôn ước ao được một lần đặt chân đến.
Và trong những ngày tháng 5 lịch sử năm nay ( năm 2009 ), tôi đã được thỏa ước nguyện của mình qua chuyến tham quan học tập về nguồn tại Côn Đảo do Đoàn trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn tổ chức.
Bao nhiêu mong chờ, bao hồi hộp xen lẫn háo hức, sau 12h lênh đênh ngoài biển khơi trên chuyến tàu Côn Đảo 10, cuối cùng đoàn chúng tôi cũng đã đặt chân lên đất Côn Đảo ( hay còn gọi là đất Côn Lôn xưa ). Tôi và các bạn đi cùng, mỗi người đều có những cảm nhận ban đầu cho riêng mình. Nhưng cảm nhận chung nhất là hòn đảo này thật hoang sơ, thật đẹp. Với riêng mình tôi, tôi nhận thấy nơi đây thật hùng vĩ và cũng thật linh thiêng.
Nơi đầu tiên chúng tôi đặt chân đến thăm đó là Nghĩa Trang Liệt Sĩ Hàng Dương. Nơi tưởng niệm và ghi nhớ công lao của hơn 20.000 người con anh hùng của nhân dân Việt Nam đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đoàn chúng tôi đã đến đặt vòng hoa tưởng nhớ và nghiêng mình trước vong linh của hơn 20.000 người anh hùng, liệt sĩ ấy. Tuy rằng có rất nhiều phần mộ tại đây bị khuyết danh, chưa tìm được lai lịch, nhưng với mỗi chúng tôi, những người anh hùng ấy luôn hiện diện một cái tên chung nhất “ bất tử”. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, tôi thầm cầu mong cho những anh linh ấy được yên nghỉ một cách thanh thản. Và có lẽ ở cõi vĩnh hằng kia, những người anh hùng ấy cũng thầm mỉm cười vì ước nguyện của họ là đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước đã trở thành sự thật từ cách nay 34 năm.
Chúng tôi, những người được tham dự lễ viếng ấy đều có chung một quyết tâm, một lời hứa với họ rằng thế hệ trẻ ngày nay quyết tâm đem hết công sức mình, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Đưa đất nước Việt Nam đi lên, để xứng đáng với sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh đi trước giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Sau đó, mỗi chúng tôi chia nhau từng nén nhang cho những phần mộ của những người chiến sĩ kiên trung. Nghiêng mình trước những tấm gương liệt sĩ kiên trung, anh hùng bất khuất tiêu biểu đã từng bị địch giết tại đây như cố Tổng Bí Thư Lê Hồng Phong, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, Liệt sĩ – Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu… Được nghe những câu chuyện kể về khí tiết của những người anh hùng ấy, mỗi chúng tôi đều khâm phục họ, họ hy sinh vì tổ quốc khi còn rất trẻ, nhưng họ không phí hoài tuổi xuân của mình vì đã làm những việc có ích cho đất nước cho dân tộc. Tất cả những thời khắc ấy thật thiêng liêng và xúc động, giúp chúng tôi được lắng lòng mình lại, suy nghĩ về chính bản than mình, phải sống sao cho thật xứng đáng là một người con của dân tộc Việt Nam anh hùng. Lấy tấm gương của các thế hệ cha anh đi trước làm ánh sáng soi lối cho chúng tôi bước đi hôm nay.
Trong những ngày lưu lại tại Côn Đảo, chúng tôi đã được đi tham quan lại những di tích lịch sử như cầu tàu 914, cầu Ma Thiên Lãnh, hệ thống nhà tù do Pháp , Mỹ xây dựng… cũng như được nghe kể về những hình thức tra tấn dã man mà bọn xâm lược thực dân và đế quốc áp dụng để đàn áp tinh thần, sĩ khí của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Những di tích ấy là hiện thân của tội ác chiến tranh do bọn xâm lược dựng lên nhưng trên cả đó là hiện thân cho tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam, cho sự kiên trung, bất khuất của những chiến sĩ cộng sản kiên cường.
Có đi, có chứng kiến tận mắt có lẽ bạn cũng chưa thể tin được rằng trong cuộc sống này lại có những con người tàn bạo đến thế, có những hình thức tra tấn khủng khiếp đến thế. Và có lẽ bạn lại càng không thể tin rằng sức chịu đựng của con người lại lớn như thế, ý chỉ của người chiến sĩ cách mạng kiên định đến vậy. Nhưng đó lại là một sự thật. Sự thật của lịch sử, sự thật về một dân tộc anh hùng, về một đất nước kiên cường và những con người vĩ đại. Chỉ có thể dùng hai từ “phi thường” để nói lên sức chịu đựng và ý chí mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
Và có một điều may mắn, trong đoàn của chúng tôi có một nhân chứng sống của lịch sử, người cựu tù chính trị Côn Đảo năm xưa, đó là Tiến sĩ Trần Hồi Sinh – hiệu phó trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn. Đi cũng thầy là một điều may mắn, được nghe thầy kể chuyện lịch sử, lắng nghe những câu chuyện về những cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của những người tù chính trị thời ấy là một niềm vinh dự và tự hào lớn lao. Không bài học nào hay, hấp dẫn và sinh động bằng những câu chuyện thầy kể, không hình ảnh nào chân thực hơn chính con người thầy. Tôi thầm cảm ơn thầy vì thầy đã đi cùng chúng tôi, tình nguyện là “hướng dẫn viên” cho chúng tôi, mang đến cho chúng tôi những bài học lịch sử thú vị, bổ ích về sự anh hùng của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
Càng tìm hiểu về những địa danh lịch sử của Côn Đảo, tôi và các bạn trong đoàn càng thêm khâm phục ý chí kiên cường bất khuất của những thế hệ cha anh đi trước, càng hun đúc thêm cho mỗi chúng tôi lòng yêu nước, càng tự hào hơn vì được là người con của tổ quốc Việt Nam anh hùng.
Chuyến đi tuy đã kết thúc, vẫn còn đó những hoài niệm, tiếc nuối. Nhưng với mỗi thành viên trong đoàn đó chắc chắn là những kỷ niệm không bao giờ quên. Rồi đây tôi sẽ tự hào vì mình đã từng được đến thăm Côn Đảo, tự hào được nghe kể chuyện “tù” từ chính những người cựu tù chính trị, và tôi sẽ lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho bạn bè mình nghe, để họ hiểu thêm về lịch sử hai cuộc đấu tranh của Việt Nam, để họ và tôi hun đúc thêm lòng yêu nước cũng như là động lực để mỗi chúng tôi được chỉnh sửa lại mình, sống sao cho xứng đáng với bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa giàu mạnh và văn minh.
Cám ởn Ban Giám Hiệu và Đoàn trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn đã tạo điều kiện cho chúng tôi có một chuyến học tập về nguồn đầy ý nghĩa và thú vị. Mong sao, sẽ còn nhiều những chuyến tham quan học tập về nguồn như thế, để mỗi bạn đoàn viên, thanh niên , sinh viên của trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn có dịp học tập về truyền thống hào hùng của thế hệ cha anh đi trước, hun đúc lòng yêu nước và quyết tâm phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống. Những chuyến đi ý nghĩa như thế có lẽ là cách học lịch sử tốt nhất cho mỗi bạn trẻ.
NGUYỄN NGỌC LINH – QT 08.4
Đêm và rạng sáng 10-05-2009.
Tôi ngồi đây ghi lại những dòng chữ trong không gian thật đặc biệt và linh thiêng, một nơi mà người chết nhiều hơn người sống với 20.000 người chết (trong thời gian 113 năm) và chỉ có khoảng 6200 người đang sinh sống(tính cho đến năm 2008), như thế người cõi âm nhiều hơn cõi dương rồi, chắc hẳn bạn đã nhận ra đó là nơi nào rồi nhỉ, vâng đó chính là Côn Đảo, nơi được mệnh danh là “bàn thờ của tổ quốc” như lời của vị thuyền trưởng tàu Côn Đảo 10 đã nói.
Tôi lên xe từ trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn để đến cảng Cát Lở (Vũng Tàu), tôi thật sự xúc động khi chính Thầy Hiệu trưởng GS. TS. Đào Văn Lượng ra tận xe động viên và chúc cho chuyến đi của chúng tôi thành công tốt đẹp, đây là một sự may mắn và vinh dự lớn của chúng tôi khi được nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện để có chuyến đi này.
Chúng tôi lên tàu Côn Đảo 10 và bắt đầu trải nghiệm cảm giác lênh đênh 12 tiếng đồng hồ trên biển, đây là lần đầu tiên tôi đến Côn Đảo và thật thú vị khi trải nghiệm cái cảm giác lênh đênh trên sóng biển bao la, và đẹp hơn khi chúng tôi khởi hành đúng đêm 14 ÂL cho nên tôi thật may mắn khi cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng dát bạc xuống mặt biển trong một đêm trăng thanh gió mát... như bao thi sỹ đã từng ca ngợi.
Sáng ngày 09-05-2009 chúng đặt chân đến Côn Đảo và nơi đầu tiên chúng tôi đến là nghĩa trang Hàng Dương với hàng nấm mồ của các tù nhân Côn Đảo đã được chôn cất nơi này, sở dĩ chúng tôi chọn đến đay trước tiên là để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng công lao và sự hy sinh của các bậc tiền bối đã hy sinh vì độc lập dân tộc cho nên chúng tôi những người ăn quả phải nhớ đến kẻ trồng cây.
Khi đứng trước nghĩa trang này, tôi thật sự ngưỡng mộ những tấm gương trung kiên, sự hy sinh của các bậc tiền bối đi trước và tôi nghĩ đến thế hệ trẻ chúng tôi, với tuổi trẻ và nhiệt huyết phải làm gì để cống hiến và xây dựng đất nước VN hùng cường, để không phải xấu hổ với chính mình khi đối diện với các vị tiền bối cũng đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho tổ quốc... tại nghĩa trang Hàng Dương này.
Và tôi đi thăm và thắp hương cho các vị như: Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh. Võ Thị Sáu... và các vị khuyết danh cũng như hữu danh khác. Sau khi nghe chị hướng dẫn viên thuyết trình về chị Võ Thị Sáu cùng với những huyền thoại, truyền thuyết xung quanh chị, tôi thật sự ngưỡng mộ một người con gái trẻ tuổi với ý chí can trường dũng cảm của chị_cái tên mà khi được nhắc đến thì các đấng mày râu phải nghiêng mình ngưỡng mộ. Với những câu chuyện truyền miệng mang tính tâm linh về chị cho nên không khó để hiểu nguyên nhân người dân ở đây tôn chị như một trong hai vị nữ thần hộ mệnh cho người dân nơi này (người kia chính là vợ thứ của vua Nguyễn Ánh với lòng trung trinh, tiết hạnh đã làm bao người xúc động). Và tôi khi đứng trước mộ chị, tôi cũng đã chắp tay cầu nguyện để cầu xin sự phò hộ của chị cho dù tôi không phải là người theo chủ nghĩa duy tâm cho lắm.
Hôm sau, chúng tôi tiếp tục tham quan địa ngục trần gian với hệ thống “chuồng cọp kiểu Pháp”, “chuồng cọp kiểu Mỹ”, “chuồng bò”, “cầu tầu 914”, “cầu Ma Thiên Lãnh”.
Thật tự hào và vinh dự khi trong chuyến đi của chúng tôi có một nhân chứng sống của nhà tù Côn Đảo, đó là Thầy TS. Trần Hồi Sinh Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn, thầy đã trải qua 5 năm khổ ải nơi này (1968-1973) với các trại giam khác nhau. Với những câu chuyện thật từ lời kể của một nhân chứng như thầy, chúng tôi những người trẻ tuổi sống trong thời bình không khỏi bùi ngùi xúc động khi nghe kể về các gương đấu tranh can trường của các tù nhân Côn Đảo cũng như các hình thức tra tấn dã man đã từng áp dụng nơi đây,... nhưng không có cách nào có thể đè bẹp ý chí bất khuất của họ. Và tôi tự đặt câu hỏi cho mình rằng tuôi trẻ chúng ta đã làm gì để xứng đáng với những hy sinh của các vị tiền bối này, chắc hẳn ít nhiều gì mỗi người đều có cho mình một câu trả lời khi đứng trước không gian này.
Và chúng tôi còn có thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của Côn Đảo ngày nay với biển xanh, gió mát, con người hiền hậu và hiếu khách nơi đây, chứ không phải là không gian u ám của mấy mươi năm trước. Nhưng chúng tôi cũng không nên quên đi công lao của cha ông chúng ta đã đổ bao xương máu để có một Côn Đảo thanh bình như hôm nay.
Trải qua hai ngày tham quan thật ý nghĩa tại Côn Đảo, cúng đã đến lúc chúng tôi lên tàu để về lại Sài Gòn, với cảm giác chia tay Côn Đảo thật nao nao lưu luyến khó tả.
Chúng tôi lên đường trở về mái trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn với một tâm trạng bùi ngùi và như thể được cổ vũ tiếp thêm sức mạnh để đóng góp tâm, sức, trí của nhiệt huyến tuổi trẻ để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường và làm tiếp những việc mà cha ông chúng ta chưa kịp làm…!
THÁI MINH DÂN – VT 207.1
Nhắc đến Côn Đảo người ta nghĩ ngay đến một cụm từ “địa ngục trần gian” cùng với những nhà tù, chuồng cọp, hầm phân bò… những cảnh tra tấn hãi hùng cùng những linh hồn còn lẫn khuất của các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh trên mảnh đất này.
Trong veo là cảm giác tôi nhận được khi vừa đặt chân xuống cảng Bến Đầm. Muôn vàn tia nắng phản chiếu mặt biển trong xanh, Côn đảo nhìn như một viên ngọc giữa non nước biển trời.
Mặt trời, biển xanh và cát trắng cùng những cánh rừng nguyên sinh ngút ngàn nằm gọn gàng như một con gấu lớn choãi chân trước bình yên và thanh thản về phía biển Đông khiến chúng tôi tạm quên đi mình vừa đặt chân lên mảnh đất từng là địa ngục, từng là nơi vùi chôn bao nhiêu chiến sỹ cách mạng trên những triền cát trắng xóa. Cảm nhận đầu tiên của tôi về Côn Đảo là một hòn đảo mang vẻ đẹp hoang sơ. Biển xanh ngắt và những bãi cát trải dài, trắng mịn óng ả hiện ra dọc đường chúng tôi đi về Trung tâm thị trấn. Không khí trong lành cùng với tiếng sóng biển rì rào khiến cả đoàn đi dường như quên hết mệt mỏi, thay vào đó chỉ còn thấy tiếng nói cười, những bài hát vui nhộnvà những lời khen tặng dành cho cảnh đẹp của hòn đảo nhỏ này. Nhưng Côn Đảo cũng mang một sự yên bình, tĩnh lặng …đến buồn tẻ. Dân số đảo khoảng hơn 5000 người, nên không có gì phải ngạc nhiên khi bạn lang thang 15 phút mới gặp 1 người dân bản địa. Biển xanh, sạch và đẹp tuy nhiên bãi tắm thì không nhiều do bờ biển quá nhiều đá. Đường phố sạch, không thấy bóng dáng cảnh sát, và hình như trên đảo chỉ có 1-2 ngả tư có đèn đỏ, tuy vậy ý thức của người dân trên đảo rất cao. Đội nón bảo hiểm nghiêm chỉnh mặc dù đường vắng hoe. Luôn dừng đèn đỏ dù chẳng có 1 bóng cảnh sát trên đảo....Trên đảo cũng khá nhiều cây xanh, nhiều nhất có lẽ là Bàng. Có những con đường rợp bóng bởi những cây bàng cổ thụ hơn 100 năm tuổi rất đẹp.
Rời cảng Bến Đầm, cả đoàn lên xe đi về Bảo Tàng Côn Đảo để dựng lều, trại để chuẩn bị cho hai ngày về nguồn ở Côn Đảo.
Cả đoàn háo hức bắt đầu cuộc “hành trình” quay lại với lịch sử cách đây mấy chục năm. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Nghĩa trang Hàng Dương, nơi yên nghỉ của hơn hai mươi ngàn tù nhân đã nằm xuống nơi này. Những hàng phi lao vi vu trong gió chiều thoảng mùi hương trầm nghi ngút như đang ca lên bài ca tưởng nhớ linh hồn những người đã ngã xuống trên mảnh đất này. Chiến tranh đã qua đi. Nhưng cảm giác xót xa vẫn còn hiện rõ trên gương mặt của mỗi người khi đến viếng hương hồn của các cô, các chú, các anh tại nghĩa trang Hàng Dương. Không xót xa sao được khi đã có hơn 20 vạn người mãi mãi nằm xuống tại mảnh đất này, vậy mà đến nay, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm, nhưng Hàng Dương chỉ mới quy tụ được hơn 1900 phần mộ của các cô, các chú, các anh mà trong đó quá nửa là những phần mộ liệt sĩ vô danh. Ngoài ra cũng đã có bao người vùi thân dưới mặt đất này không có bia mộ, không tên, không tuổi. Chúng tôi cũng đến ngôi mộ của cụ Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong và các chiến sỹ cách mạng khác. Nơi chúng tôi dừng chân lâu nhất ở Nghĩa trang là ngôi mộ chị Võ Thị Sáu - nữ anh hùng hy sinh khi mới đôi mươi.
Tôi đã nghe về sự hy sinh của Chị nhiều, nhưng có lẽ chưa lần nào thấy đặc biệt như lần này. Nhìn hình ảnh chị được tạc trên một phiến đá trắng tròn, ánh mắt chị như nhìn chúng tôi trìu mến, mái tóc ngắn buông xõa không làm mất đi vẻ nghị lực trên khuôn mặt chị. Thành kính dâng những nén hương thơm ngát trên mộ chị Võ Thị Sáu, chúng tôi, không ai bảo ai, mọi người tỏa ra thắp hương cho rất nhiều những ngôi mộ xung quanh để tưởng nhớ đến các chiến sỹ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Thật xúc động khi chúng tôi tìm thấy có những ngôi mộ ghi tên của 5-6 đồng chí, đuợc biết đó là những ngôi mộ tập thể địch sát hại một lúc và chôn các đồng chí cùng chung một huyệt. Khi đứng trước mộ Chị, chúng tôi đã cùng nhau hát vang bài “Biết ơn Chị Võ Thị Sáu” để tưởng nhớ đến Chị.
Địa điểm tiếp theo chúng tôi đến là Nhà Chúa Đảo, được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay nơi đây là Nhà trưng bày di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo. Những bức ảnh, những hiện vật ở đây tái hiện lại một phần sự áp bức, tra tấn dã man mà các chiến sĩ cộng sản phải chịu đựng trong thời gian bị giam cầm tại đây. Ở đó có một bức có hình ảnh một người tù nhỏ bé, gầy guộc vác tảng đá bị ngã xuống dưới làn roi của một tên lính người Pháp khiến tôi nhớ mãi. Trước khi rời nhà trưng bày, chúng tôi còn được nhận một chiếc huy hiệu lưu niệm do những nhân viên ở đây tặng cho mỗi người cùng với lời cảm ơn và hẹn gặp lại.
Đầu giờ chiều…Chúng tôi đến với những địa danh lịch sử khác như cầu tàu 914 (có 914 người tù đã hy sinh khi vác đá xây dựng cầu tàu này dưới sự hành hạ dã man của những tên cai ngục thời thực dân Pháp), cầu Ma Thiên Lãnh, di tích Bãi sọ người - nơi phát hiện rất nhiều hài cốt của các chiến sĩ bị địch sát hại… Ở mỗi địa điểm đến thăm, chúng tôi càng có dịp được chứng kiến và hiểu rõ hơn ý nghĩa, giá trị của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và càng thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong cuộc sống ngày hôm nay.
Chúng tôi được đi tham quan hệ thống nhà tù của thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. khi đứng ngay trên mảnh đất này nghe cô hướng dẫn viên của BQL khu di tích giới thiệu hệ thống nhà tù ở Côn Đảo, về âm mưu thâm độc của bọn chúa ngục, cai tù. Về những cuộc đấu tranh đầy quật cường của những chiến sỹ cách mạng dường như giúp chúng tôi hiểu hơn về sự tàn bạo độc ác của kẻ thù và càng tự hào, khâm phục ý chí bất khuất kiên cường của các thế hệ cha anh trên đất này. Ở bên ngoài nhà tù, nắng vẫn chói chang, nhưng trong khu trại giam, toát lên một vẻ tăm tối và âm u mà những ai yếu bóng vía chắc chắn không khỏi ớn lạnh. Trong đoàn chúng tôi, ai cũng xúc động và bồi hồi khi tận mắt được nhìn thấy nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng. Những phòng giam tập thể với cùm sắt, dây kẽm gai đến những xà lim đá ngột ngạt hay “hầm xay lúa”, “hầm phân bò” cho những tử tù…tất cả đều hằn lên những tang thương mà Đế quốc thực dân đã gây ra. Điều gì đã giúp các anh, các chị chịu đựng, vượt qua được? - Ngọn lửa tự do cháy trong mỗi con người???...
Màn đêm buông xuống…Mặt biển với ánh trăng lấp lánh như dát bạc- đó lại là một đêm Trăng rằm, từng đoàn thuyền với soi đèn đánh cá ngoài khơi nhìn như những ánh sao nhỏ xíu nơi chân trời. Chúng tôi chuẩn bị cho buổi giao lưu với các bạn Đoàn viên trên Đảo cùng các anh bên Lực Lượng Vũ Trang. Buổi giao lưu diễn ra cùng sự hoà đồng vui nhôn của các bạn bản địa, với những bài hát trò chơi sinh hoạt tập thể bên ánh lửa trại. Đêm hôm đó, mọi người rủ nhau ra biển đi dạo - sau khi kết thúc buổi giao lưu- chúng tôi cứ thao thúc mãi dường như không ai muốn ngủ để tận hưởng trọn vẹn cái khoảng khắc ngọt ngào và êm đềm này…
Côn Đảo ngày nay, đã là một mảnh đất thanh bình và ấm áp tình người. Tuy vậy, vẫn không thể nào xua tan được những nỗi đau thương của vùng đất – một thời được ví là: địa ngục trần gian. Có tận mắt chứng kiến những màn tra tấn man rợ, những “chuồng bò”, “chuồng cọp”, những màn tra khảo “tắm nắng”, rải vôi bột lên những tù nhân vốn đã tiều tụy, lở loét mới cảm nhận hết được những mất mát, hy sinh của biết bao thế hệ. Trong hoàn cảnh đó, nhưng các cô, các chú “tù chính trị” vẫn nhất mực kiên trung, và đã có nhiều hoat động, nỗ lực nhằm biến nhà tù thành trường học, và, cũng từ đó, đã xuất hiện nhiều huyền thoại liên quan đến mảnh đất anh hùng này… mà đỉnh điểm là những cuộc vượt ngục về đất liền bằng bè tự tạo. Có trải qua 16 giờ lênh đênh trên biển mới thật sự cảm nhận được lòng quả cảm của các chú, các anh. Quả là 1 kỳ tích vượt quá sự tưởng tượng của nhiều người.
Hai ngày về nguồn nhanh chóng trôi qua, chúng tôi lưu luyến tạm biệt Côn Đảo, tạm biệt các anh hùng liệt sỹ, những di tích lịch sử và cả những tán lá bàng rợp bóng mát, mà những kỷ niệm về Côn Đảo của chúng tôi sẽ còn lưu lại mãi nơi đây.
Trong chuyến đi này tôi nghĩ mình may mắn, may mắn được trở về, may mắn được tìm lại và may mắn được cảm nhận một cách đầy đủ nhất và sinh động nhất trên mảnh đất các anh, các chị đã sống và chiến đấu.
Khi được đặt chân đến đây, tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp của núi và biển, đi thăm các di tích lịch sử bi tráng thấm đầy mồ hôi và máu của người tù thì trong lòng bỗng cảm thấy bùi ngùi, nghẹn ngào quá mặc dù hàng chục năm đã trôi qua.
Thay mặt mọi người trong chuyến đi, em xin cảm ơn Thầy! Thầy đã cho mọi người học hỏi thêm những bài học đầy ý nghĩa về cuộc sống, chuyến đi dù đã kết thúc nhưng sẽ còn mãi ở mỗi người 1 cái gì đó thật đáng nhớ, đáng khắc ghi! khó mà quên đi được.
HOÀNG THỊ YẾN – VT 207.2
Thời gian đi lần sau có thể dài hơn vì khi đi như thế chỉ có hai ngày thôi nên các bạn sinh viên vẫn chưa có đủ thời gian để đi được nhiều chổ khác ngoài khung viên xung quanh chổ ở.
Côn Đảo là một nơi rất đẹp với núi non cao sừng sửng xanh biết. Có một con đường trãi dài với một bên là những vách đá dựng đứng còn bên kia là bãi biển xanh trong, chúng ta lúc đó như đang đứng giữa hai thế giới một bên là rừng núi hoang sơ, hùng vĩ, một bên là sự bát ngát bao la của biển cả. Xen vào đó là thêm sự tò mò thích khám phá những hòn đảo nhỏ xung quanh khi nhìn thấy dọc suốt bãi biển. Ở Côn Đảo thì dân cư tương đối ít chủ yếu tập trung ở trung tâm huyện mà thôi nên chúng ta cảm thấy rất thoải mái khi đi du lịch cũng như tham quan. Đặt biệt là ở Côn Đảo có một hệ thống nhà tù kiên cố và vững chắc. Chúng tôi được đi viếng thăm mộ của các anh hùng và chiến sĩ đã phải hy sinh tại nơi này. Khi chúng ta tới đó chúng ta mới càng hiểu rõ thêm cho sự hy sinh anh dũng và sự dũng cảm biết bao của các anh hùng đi trước. Họ thà hy sinh tất cả chứ không chịu khai báo bất kỳ điều gì dù bị tra tấn dã man và nguy hại đến sinh mạng cũng vẫn giữ vững khí tiết của người Cộng sản, của một người công dân yêu nước. Cuộc sống của những người tù cực kỳ gian khổ và lúc nào cũng chịu sự đàn áp dã man, có những trận dịch bệnh cức kỳ khốc liệt, khiến những người tù ở đây chết hàng loạt nhưng mỗi khi có những đoàn tham quan của Pháp hay Mỹ tới xem thì bọn chúng lại thay đổi cách đối xử và đưa bộ mặt dã tạo ra. Đó là những công trình phúc lợi như bệnh viện, công viên, nhà thờ,… mà chúng nói là những thứ đó đượ dựng lên đẻ phục vụ cho tù binh. Nhưng có bao giờ đâu, chúng bắt tù binh dựng lên, nhưng có bao giờ được sử dụng chỉ là một ít, suốt ngày tù nhân không ở trong phòng giam thì là ở mỏ đá hay phải đang xây dựng một công trình gì đó. Như Cụ Phan Châu Trinh có bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã nói lên phần nào cuộc sống của người tù lúc đó.
Bên cạnh đó chúng bắt người tù phải lao động khổ sai cực kỳ tàn nhẫn. Chúng bắt người tù vác những tản đá từ trên núi xuống phải đi bốn năm km mới tới chổ làm việc mà không có thiết bị nào phụ trợ toàn bộ chỉ bằng sức người. Có những công trình như Cầu Tàu 914, tất cả bốn trại Thời Pháp, 8 trại thời Mỹ nữa, bờ đê cung quanh khu biệt thự của tên chúa Đảo, Cầu Ma Thiên Lãnh,… mỗi công trình như thế thì hy sinh không dưới vài trăm người, đặt biệt Cầu Ma Thiên Lãnh đang còn trong dở dang vì trong quá trình xây dựng chết rất nhiều và lúc được quân giải phóng ra cứu. Bây giờ công trình vẫn còn được giữ nguyên hiện trạng với những tản đá cực lớn mà phải cần vài chục người khiên vậy mà chúng chỉ cho vài người tù làm thôi. Thật là dã man và độc ác.
Ngoài việc lao động khổ sai chúng còn tra tấn dã man những người tù chính trị đặt biệt là những người Cộng Sản. Chúng tra khảo người tù với những trận đòn cực kỳ dã man khiến họ dở sống dở chết, sau đó xiềng chân họ vào những cây sắt lớn không thể cử động nhiều được. Cứ vài ngày lại kéo ra tra khảo rồi lại nhốt tiếp, có những người đã ra đi và không bao giờ trở lại. Đặt biệt là hệ thống chuồng Cọp của Pháp cũng như Mỹ là nơi tra tấn tù nhân dã man nhất. Mùa hè nóng nực chúng giam 6 đến 7 người vào một phòng chừng 3 hay 4 mét vuông thôi, nhưng vào mùa đông thì chỉ nhốt một người một phòng. Không những thế chúng còn tạt nước bẩn xuống, hay nước pha vối xuống khiến người tù da lở loét và lạnh buốt nhất là vào mùa đông, có những người chịu không nổi đã chết cóng. Ngoài ra người tù còn được mang đi tắm nắng giữa trời nắng gay gắt mà trên cơ thể không một mảnh vải che thân.
Qua những bức tượng người tù được phục chế lại giúp chúng ta có thể hình được phần nào cách tra tấn của giặc, nhìn những bức tượng đó khiến chúng ta không thể không đau xót cho những người tù, họ chỉ còn một cơ thể gầy gòm, sức lực không còn do đói khát cũng như vệ sinh không tốt. Nhìn tượng thôi nhưng trong lòng có biết bao cảm xúc khó tả.
Không những như thế mà chúng tôi còn được trực tiếp những người đã từng trãi qua sự tra tấn ở nơi đó kể lại mà cả chúng tôi lẫn những bác đó không thể cầm được nước mắt. Tôi nghĩ rằng đây là một chuyến đi không thể nào tôi quên vì tôi đã học được rất nhiều điều, hiểu được nhiều thứ mà trước đây còn thắc mắc, chỉ khi tận mắt mình chứng kiến, chính tai minh nghe từ những người từng trãi thì việc học đó sẽ không thể nào phai mờ bao lâu. Chúng tôi càng lấy lòng tự hào và hãnh diện vì đã được sống trong thời bình này. Chúng tôi sẽ sống thật sự xứng đáng với sự hy sinh mà ông cha trước đã bỏ ra cho ta ngày nay. Chúng tôi không bao giờ quên công ơn của họ.
Chúng tôi mong muốn rằng nhà trường sẽ tổ chức những chuyến đi như thế nữa cho tất cả các sinh viên đều có thể tham quan và hiểu được truyền thống chiến đấu anh dũng của ta ngày trước để nâng cao lòng yêu nước trong mỗi chúng ta để có thể làm cho đất nước ta ngày càng giàu đẹp và anh hùng.
NGUYỄN HỮU VINH - TH 208.1
_____________________________________________________________________________________________
Tôi đến Côn Đảo vào một ngày nắng ấm nhân chuyến đi về nguồn cùng trường Đại Học Công Nghệ Sài gòn.Những váng vất do cơn say sóng khi đi tàu dường như biến mất khi hiện ra trước mắt tôi là một hòn đảo xinh đẹp nhưng ẩn đằng sau những hình ảnh ấy là một bề dày lịch sử mà khi chưa đi hết,chưa nhìn thấy cũng như trải nghiệm hết,sẽ ít ai tin được đã từng có một Côn Đảo như thế.
Chúng tôi cắm trại trong khuân viên Bảo Tàng Côn Đảo (sân vườn chúa đảo trước đây) mới vừa mở cửa mà hồi xưa, đây là dinh thự của 113 đời Chúa đảo,do ở đây có rất nhiều cây nên chúng tôi bị muỗi chích rất nhiều, chú muỗi nào chú muỗi ấy béo ơi là béo, đến nỗi tôi đã nói đùa là phải cố gắng để tối nay có một nồi cháo muỗi ăn khuya.Nhưng khi nghĩ đến,những gian khổ mà ngày xưa ông cha đã trải qua ở đây,chúng tôi không còn thấy đấy là vấn đề lớn nữa và rất vui