Mã Trường

Mã Trường

Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực

Nhân sự ngành nào đang “thất sủng”?

Cập nhật 05/03/2013 - 11:23:30 AM (GMT+7)

Những ngành này từng một thời hấp dẫn vì lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, những ai đang hoạt động trong ngành này ít nhiều lo âu vì những biến động theo chiều hướng tiêu cực của nó.

Ngân hàng

Nếu như trước đây, ngân hàng được xem là ngành ‘hot”, thu hút nhiều bạn trẻ thì nay, tình thế đã thay đổi. Khảo sát mới nhất của Đại học FPT với trên 20.000 học sinh cho thấy, lượng thí sinh mong muốn thi và học ngành tài chính - ngân hàng năm 2012 là 23%, giảm 14% so với mức 37% của năm 2011.

Người học đã sớm nhận ra bức tranh khá tối của nền tài chính-ngân hàng. Trong bức tranh đó, cơ hội tìm việc cho họ sẽ khó khăn hơn Kết quả nghiên cứu từ một trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam cho thấy, nếu như năm 2010, ngân hàng đã giảm 14% nhu cầu nhân lực thì trong năm 2011, đây cũng là một trong 5 ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực thấp nhất. Riêng từ đầu năm 2012 đến nay, Ngân hàng - tài chính đã giảm 36% nhu cầu nhân lực và là một trong 5 ngành có mức giảm nhu cầu nhân lực nhiều nhất.

 Không chỉ giảm tuyển dụng, từ 1-2 năm trở lại đây, các ngân hàng cũng phải tiến hành cắt giảm nhân sự. Thế giới đã chứng kiến động thái mạnh tay sa thải nhân viên của hàng loạt ngân hàng như HSBC, Credit Suisse, Morgan Stanley, Deustche Bank, Goldman Sachs…. Tại Việt Nam, như NH Phương Đông (OCB) đã chấm dứt hợp đồng với 230 nhân viên bảo vệ.

 Nhiều chuyên gia dự báo, tình trạng dư thừa nguồn cung lao động trong ngành ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng trước xu hướng mua bán, sáp nhập ngân hàng. Mới đây, thị trường ghi nhận những biến động nhân sự khá mạnh mẽ ở Sacombank, Habubank.. khi các ngân hàng này vừa trải qua những thay đổi cơ bản về chủ sở hữu.

 Ngoài ra, trước xu hướng chuyển đổi từ hình thức Ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Đầu tư, nhu cầu nhân sự ở các ngân hàng càng giảm. Đặc biệt, khi ngân hàng bị thắt chặt hơn về chính sách, tăng trưởng của ngành ngân hàng dự báo sẽ chậm lại. Đồng nghĩa lương, thưởng cho nhân viên sẽ không hậu hĩnh như thời vàng son. Đó là lý do vì sao các chuyên gia tư vấn khuyên bạn trẻ nên suy nghĩ kỹ trước khi chọn ngành tài chính-ngân hàng.

 Chứng khoán

Cũng như ngân hàng, chứng khoán từng là một trong những ngành thời thượng nhất. Vào các năm 2006-2007, số công ty chứng khoán (CTCK) mọc lên như nấm sau mưa, kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng nhân sự ồ ạt. Tuy nhiên, từ năm 2008, khi thị trường chứng khoán bắt đầu tuột dốc, hoạt động của các CTCK cũng bế tắc hơn. 105 CTCK đã phải giành nhau miếng bánh thị phần ngày càng thu hẹp. Kết quả, nhiều CTCK phải cắt bớt nghiệp vụ, đóng cửa các phòng giao dịch, chi nhánh và hoạt động nghiêng về cầm chừng. Đến nay, ước tính chỉ còn khoảng ¼ trong tổng số CTCK là “sống”. Các CTCK còn lại, hoặc thoi thóp hoặc “chết” mà chưa công bố.

 Trong bối cảnh ấy, những người hoạt động trong ngành chứng khoán, từ nhân sự cấp cao đến nhân viên cấp thấp đều ít nhiều nếm trải vị đắng của giảm lương, giảm thưởng, điều chuyển công việc, cắt giảm nhân sự. Rất nhiều nhân sự ngành chứng khoán đều phải tự tìm con đường mới cho mình bằng cách chuyển sang một CTCK tốt hơn (với những người có năng lực) hoặc chuyển nghề, chuyển việc.

 Dù vậy, dư chấn của TTCK suy giảm vẫn còn tác động đến nhân sự ngành chứng khoán. Rất nhiều sinh viên ngành chứng khoán tốt nghiệp các khóa 2010,2011, 2012 hiện chưa tìm được việc làm đúng ngành. Và trong các CTCK, cuộc sàn lọc nhân sự vẫn diễn ra. Riêng những người ở lại cũng chịu những áp lực nặng nề từ thu nhập sụt giảm, từ doanh số phải đạt trong điều kiện thị trường ảm đạm, giao dịch lèo tèo..

 Bất động sản

Cùng cảnh ngộ “thất sủng” là nhân sự ngành bất động sản. Mới đây, trong báo cáo trình Đại hội cổ đông, Công ty Khang Điền (KDH) cho biết, một trong những giải pháp cơ cấu lại hoạt động trước tình hình khó khăn là cắt giảm nhân sự. Theo đó, số lượng nhân viên trên toàn hệ thống tính đến thời điểm cuối tháng 12/2011 là 88 người, giảm gần 30% so với 120 người cuối năm 2010. Công ty Cổ phần TV - TM - DV Địa ốc Hoàng Quân (HQC) cũng đưa ra chiến lược "tinh giảm nhân sự" trên toàn hệ thống ngay trong năm 2012 này.

 Không riêng KDH, HQC, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng tìm cách cắt giảm nhân sự. Như công ty địa ốc Phúc Đức đã thực hiện 4 đợt cắt giảm nhân sự kể từ năm 2008. Số nhân sự mà công ty này cũng như các doanh nghiệp bất động sản giữ lại chủ yếu là bộ phận tư vấn, quản lý dự án…Mảng môi giới bị cắt giảm nhiều nhất.

 Ở những đơn vị xây dựng, việc cắt giảm vẫn diễn ra rất mạnh mẽ, cả với các công ty ngoại. Đơn cử, Công ty GS E&C (Hàn Quốc) đã buộc phải cắt giảm một lượng không nhỏ nhân sự, chỉ duy trì tuyển kỹ sư làm việc ngoài công trường vì công ty hiện đang thi công công trình tuyến cao tốc Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài..

 Các chuyên gia đồng tình, chính vì không bán được hàng, không ghi nhân doanh thu mà doanh nghiệp buộc phải tính cách tinh gọn bộ máy để tiết giảm chi phí. Một số doanh nghiệp như Đất Xanh, Lê Thành…tuy không chủ trương cắt giảm nhân sự nhưng nhiều người vẫn tìm cách ra đi. Bởi họ muốn tìm những cơ hội mới với thu nhập tốt hơn, công việc thú vị hơn.

 CareerLink.

  

Giới Thiệu STU